image banner
Người dân xã Chi Khê (Con Cuông) mong mỏi có cây cầu kiên cố.
Nhiều năm nay, người dân bản Tổng Chai xã Chi Khê, Con Cuông thườngxuyên đi lại qua cây cầu tạm được bắc qua Khe Chai. Tuy nhiên, do cầu tạm nên hễtrời mưa là lại bị lũ cuốn trôi, Người dân Tổng Chai nơi đây mong có cây cầukiên cố để việc lưu thông được an toàn.

Nhiều năm nay, người dân bản Tổng Chai xã Chi Khê, Con Cuông thường xuyên đi lại qua cây cầu tạm được bắc qua Khe Chai. Tuy nhiên, do cầu tạm nên hễ trời mưa là lại bị lũ cuốn trôi, Người dân Tổng Chai nơi đây mong có cây cầu kiên cố để việc lưu thông được an toàn.


Cây cầu tạm làm bằng những thanh tre, gỗ, nối từ bản Tổng Chai đi bản Liên Đình xã Chi Khê, chỉ dài khoảng hơn 20 mét, bề rộng 1,5 mét nhưng có thể rút ngắn khoảng cách được 2km so với đi đường vòng để qua suối Khe Chai. Hằng năm, sau mỗi trận mưa lũ, bà con phải lại làm lại cầu, ít thì 2 lần, nhiều 2-3 lần, tùy thuộc vào số lần lũ trên suối Chai. Chi phí ước tính mỗi lần làm lại cầu là khoảng hơn 10 triệu đồng với hàng trăm cây tre, cây gỗ và ngày công do người dân tự nguyện đóng góp.


Mong mỏi có một cây cầu kiên cố để đi lại thuận lợi và ít rủi ro là nguyện vọng chính đáng của người dân nơi đây. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn có hàng chục lượt người trong bản Khe Chai và bản Liên Đình đi lại trên chiếc cầu tạm này. Đặc biệt , hiện nay, cả bản Tổng Chai có trên 30 em học sinh đang phải đi học mỗi ngày qua cầu tạm này đến bản Liên Đình để học, đây cũng là nỗi lo lắng nhất của nhiều bậc cha mẹ và các em học sinh.

Cây cầu tạm này có kết cấu chủ yếu bằng tre nứa, gỗ nên dù không bị ảnh hưởng của mưa lũ, thì vẫn có nguy cơ xảy ra tai nạn khi qua cầu mà bất cẩn, không chú ý. Tuy nhiên, nhờ rút ngắn được nhiều thời gian và khoảng cách đi lại hàng ngày gần 200 hộ dân của bản Tổng Chai đi lại làm ăn, cây cầu tạm bằng gỗ, tre này vẫn là con đường được bà con lựa chọn. Với điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, việc đầu tư xây dựng những cây cầu kiên cố nếu huy động sức dân là rất khó thực hiện được.

Khởi công xây dựng cầu Thanh Nam bắc qua sông Lam

Những năm qua, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước và các cấp ngành quan tâm đầu tư đường giao thông và những cây cầu, tuy nhiên hiện nay trên địa bàn huyện Con Cuông còn một số cầu tạm dựng bằng tre nứa khiến người dân đi lại rất vất vả và nhiều rủi ro.

Khánh thành đưa vào sử dụng cầu dân sinh ở bản Quẹ - Con Cuông

Huyện Con Cuông cũng đang tìm nhiều giải pháp, ngoài nguồn vốn ngân sách của Trung ương, tỉnh, huyện còn kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp hỗ trợ xây cầu. Riêng trong năm 2020, bằng nguồn vốn hỗ trợ của các nhà hảo tâm đã xây dựng được 4 cây cầu cứng kiên cố trên địa bàn 3 xã, giúp nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn hơn.

Với đặc thù là một huyện miền núi có cuộc sống của người dân nơi đây vẫn chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, do vậy mong mỏi có được những cây cầu kiên cố để góp phần thông thương, tiêu thụ các sản phẩm nông lâm sản, đồng thời giúp việc đi lại thuận tiện và an toàn hơn là nguyện vọng chính đáng của bà con nơi đây.

Bá Hậu - Lữ Thân

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CON CUÔNG
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Con Cuông
Chịu trách nhiệm nội dung: Lô Văn Thao -  Chủ tịch UBND Huyện

Trụ sở: Khối 2 - Thị trấn Con Cuông - huyện Con Cuông, Nghệ An
Điện thoại: 0238.3 873 104 - Email: concuong@nghean.gov.vn