11/12/2014
Con Cuông cần phát huy lợi thế đất vườn.
Con Cuông là một huyện miền núi với trên 70% là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Diện đất canh tác nhiều, nhưng để khai thác và phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương đang là vấn đề khó . Đặc biệt việc phát triển nguồn lợi từ kinh tế vườn. Những năm gần đây hội liên hiệp phụ nữ huyện đã tích cực chỉ đạo công tác tuyên truyền vận động hội viên. Phát triển kinh tế từ đất vườn. nhưng để nhân rộng mô hình vẫn còn hạn chế.
Con Cuông là một huyện miền núi với trên 70% là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Diện đất canh tác nhiều, nhưng để khai thác và phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương đang là vấn đề khó . Đặc biệt việc phát triển nguồn lợi từ kinh tế vườn. Những năm gần đây hội liên hiệp phụ nữ huyện đã tích cực chỉ đạo công tác tuyên truyền vận động hội viên. Phát triển kinh tế từ đất vườn. nhưng để nhân rộng mô hình vẫn còn hạn chế.
Cũng như nhiều hộ dân khác, đất vườn của gia đình chị Vi Thị Hoa ở Bản Nưa xã Yên Khê Con Cuông trước đây cũng chỉ bỏ hoang, để cho cỏ mọc um tùm. Cuộc sống chỉ trông vào 2 sào ruộng, rau xanh cũng phải mua. Những năm gần đây, nhờ chị em trong hội phụ nữ vận động , chị đã đầu tư tận dụng đất vườn đề trồng rau, mùa nào rau ấy, giờ thì gia đình chị không phải mua rau mà còn có sản phẩm để bán nữa.
Vườn rau xanh của gia đình chị Vi Thị Hoa
Bản Nưa xã Yên Khê
Khác với chị Hoa, Anh Lữ Mạnh Kỳ ở Bản Biềng Khử xã Lạng Khê là một trong những hộ gia đình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Vì không có đất làm ruộng gia đình anh đã đầu tư vào phát triển chăn nuôi. Lúc nào trong chuồng anh luôn có 3-4 chục con lợn. Tận dụng nguồn phân chuồng sẵn có gia đình phát triển kinh tế vườn. Với gần 1 sào đất vườn gia đình anh luôn có nguồn rau sạch dồi dào. Hàng năm cũng có nguồn thu đáng kể từ vườn rau của gia đình
Thế nhưng những mô hình biết tận dụng quỹ đất vườn của gia đình để phát triển kinh tế như hộ gia đình Chị Hoa, Anh Kỳ ở các địa phương trên địa bàn huyện Con Cuông thì lại không nhiều.Vì đa phần người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Để giúp người dân thay đổi tư duy. Hội liên hiệp phụ nữ huyện tiếp tục vận động, mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, xây dựng các mô hình vườn rau dinh dưỡng, nhằm đáp ứng nhu cầu tự cung, tự cấp nguồn rau sạch, đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Vườn rau xanh của Anh Lữ Mạnh Kỳ
Bản Biềng Khử xã Lạng Khê
Cuộc cách mạng làm thay đổi nhận thức, cách làm ăn mới có hiệu quả cho bà con miền núi, ngoài tổ chức hội phụ nữ, các tổ chức đoàn thể khác như Hội nông dân, hội làm vườn...phải vào cuộc và tích cực hơn nữa . Chính từ những mô hình làm kinh tế gia đình tiêu biểu trên, để bà con học tập và nhân rộng , góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân.
Bài: Bá Hậu: ảnh Vi Nhẫn