Bản Bủng Xát
là bản ở vùng biên giới xã Châu Khê huyện Con Cuông (Nghệ An) bà con chủ yếu là
đồng bào dân tộc Thái, nhờ sự đóng góp trong chỉ đạo của cán bộ thôn bản và sự
đồng lòng của người dân nơi đây mà cuộc sống của bản được nâng lên từng ngày,
diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc, trong đó phải kể đến công lao của
nữ Chi hội trưởng Hội nông dân của bản chị Lô Thị Linh.
Bản Bủng Xát
có 192 hộ với 888 khẩu, bản cách trung tâm huyện 25km, trước đây giao thông đến
bản vô cùng khó khăn, mưa thì lầy lội, nắng lên thì ghồ ghề, khu sản xuất cách
xa khu dân cư, đường đi lại cách trở, trình độ nhận thức của người dân không đồng
đều nên cuộc sống của bà con vô cùng ngặt nghèo, thiếu thốn.
Với trách nhiệm
của một người Chi hội trưởng Hội Nông dân được người dân tin tưởng nên chị Lô
Thị Linh luôn băn khoăn trăn trở là làm thế nào để cuộc sống của bà con được ấm
no hơn.
Lô Thị
Linh – đứng thứ nhất từ phải sang nhận giấy khen của UBND xã trao tặng hàng năm.
Chị nhớ đến lời
Bác Hồ căn dặn mỗi cán bộ, đảng viên đó là chìa khóa để thực hiện thành công
trong mọi phong trào thi đua yêu nước nhưng phải vận động bằng cách nào bởi trước
cuộc sống nghèo khó nên không phải người nào cũng mặn mà hưởng ứng các phong
trào của bản, chị Linh đã
không quản ngại “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, vận động, thuyết phục các hộ gia
đình tham gia các phong trào “Sạch làng
tốt ruộng, tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp làm thức ăn cho
gia súc”; “Trồng 1 triệu cây xanh vì môi trường”… tổ chức lễ phát động để mọi
người tham gia, từ phong trào một nhóm người sau đó người khác thấy lợi ích của
việc bảo vệ môi trường, cả việc tận dụng phụ phẩm đưa về nhà làm thức ăn dự trữ
cho gia súc nên cả bản ai cũng tham gia Dần dần, hình ảnh cô
cán bộ chân chất, thật thà nhưng năng động, gần gũi và tiên phong trong các
phong trào đã thuyết phục được người dân Bủng Xát. Mọi người dần tích cực hơn
trong các phong trào nhất là phong trào trồng rừng giữ rừng.
Nhận
thấy con đường trong bản lúc nào cũng bị lầy lội vào mùa mưa, chị Linh đã cùng
với cán bộ Ban quản lí thôn bản đề xuất lên Chi bộ lên Đảng ủy xã chỉ đạo thực
hiện kế hoạch làm đường, đồng thời xin nguyên vật liệu xây dựng bê tông hóa con
đường của bản.
Được sự chấp thuận hỗ
trợ xi măng của Nhà nước, bà con ai cùng vui vẻ phấn khởi tham gia đóng góp
thêm ngày công, cát sỏi và nhanh chóng hoàn thành con đường dài hơn 2km.
Hội viên nông
dân bản Bủng Xát tham gia làm đường bê tông hóa.
Lần
đầu tiên trong bản có con đường dài khang trang sạch sẽ thuận tiện trong đi lại
nên ai ai cũng vô cùng phấn khởi và nhận ra rằng chỉ có đoàn kết đồng lòng thì
mới thành công trong mọi việc như lời chị Linh đã nói với bà con. Cũng xuất
phát từ khi có con đường nên phong trào của Hội nông dân bảo quản tuyến đường
và trồng cây xanh hai bên đường được thực hiện tốt hơn. Chưa dừng lại ở đó, chị
Linh và Ban quản lí thôn bản đã vận động nhân dân làm đường điện thắp sáng làng
quê vào ban đêm vừa thuận tiện trong đi lại vừa đảm bảo an ninh trật tự, nên
khi nhận được thông báo tất cả mọi người đều nhất trí và quyên góp tiền của làm
cột điện và mua các thiết bị điện lắp bóng đèn thắp sáng vùng quê.
Về
bản Bủng Xát ngày hôm nay, quê hương ngày càng tươi xanh hơn bởi những cây xanh
tỏa bóng mát được Hội nông dân thôn bản trồng và chăm sóc hàng ngày, con đường
đẹp, những chuyến hàng ra vào bản tăng hơn trước, ô tô bon bon vận chuyển các sản
phẩm hàng hóa của nghề truyền thống Mây tre đan cũng nhiều hơn, thu nhập của bà
con tăng lên đáng kể. Vào
những lúc nông nhàn, bà con nơi đây còn phát huy nghề thêu dệt thổ cẩm truyền
thống. Các sản phẩm của bà con làm ra không chỉ phục vụ cho phong tục tập quán
của địa phương mà còn xuất bán ra thị trường trong nước, quốc tế như nước Đức, Nhật Bản.
Hội viên bản Bủng Sát tranh thụ thời gian
nông dân làm ra các sản phẩm để xuất khẩu.
Qua nhiều lần thành công
của mô hình mây tre đan và dệt thổ cẩm truyền thống, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân, bản
Bùng Xát được Nhà nước công nhận là làng nghề mây tre đan.
Có được thành quả ấy phần lớn là nhờ sự
đi đầu, tiên phong của Lô Thị Linh, người nữ cán bộ chi hội nông dân đã tận
tình vận động rồi cùng những người có kinh nghiệm trong tay nghề hướng dẫn cho
bà con tham gia. Nhờ vậy tỷ lệ hộ nghèo của bản từ 49% xuống còn 25,5%.
Nông dân Bủng Xát dệt nên thổ cẩm để phục
vụ du khách đến du lịch tại huyện nhà.
Bác Hồ từng nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần
dân liệu cũng xong” quả thực đúng. Bằng cái tâm, cái lòng của người cán bộ Hội
Nông dân, chị Lô Thị Linh đã tham mưu cho cấp ủy chi bộ đã đưa Bản Bủng xát đồng
lòng một khối đoàn thể, để liệu cái khó vạn lần. Nhìn vào ánh mắt chị Linh, đâu
đó chúng tôi thấy ánh lên sự vui mừng, hạnh phúc và mong chờ mảnh đất Bủng Xát
sẽ ngày càng phát triển hơn nữa./.
Hà Thị Hợi - PCT Hội Nông dân huyện Con Cuông