image banner
Con Cuông bàn giải pháp phát triển cây cam.
Ngày 9/10, huyện Con Cuôngtổ chức hội thảo khoa học bàn giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây cam giaiđoạn 2015-2020.

Ngày 9/10, huyện Con Cuông tổ chức hội thảo khoa học bàn giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây cam giai đoạn 2015-2020.

Trong những năm qua cam là một trong những cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện miền núi Con Cuông, nó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng cam.. Hiện nay trên địa bàn huyện có hơn 370ha, diện tích cam trong kỳ kinh doanh hơn 120ha, so với năm 2015 diện tích cây cam trên địa bàn đã tăng 188,41ha; năng suất 108,59 tấn/ha (2015) thì nay đã đạt 113 tấn/ha; Năm 2018, sản lượng cây cam đạt 1360 tấn/ha, tặng hơn 82 % so với năm 2015. Diện tích cam chủ yếu được trồng tại các xã Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê.. Theo quy hoạch của huyện, đến năm 2020 toàn huyện trồng được 400ha.


Toàn cảnh buổi hội thảo.

Cam Con Cuông với thương hiệu “Cam Vinh” nói chung và cam “Con Cuông” hiện đã có mặt tại thị trường nhiều tỉnh, thành trong cả nước dưới dạng quả tươi, chưa qua chế biến. Người trồng cam chủ yếu bán qua thương lái hoặc trực tiếp qua khách hàng. Chất lượng và thương hiệu cam Con Cuông ngày càng được khẳng định

Tuy nhiên, việc sản xuất cam trên địa bàn huyện Con Cuông còn gặp nhiều tồn tại, khó khăn như: Một số diện tích cam trồng lâu năm nay giống đã bị thoái hóa, việc sản xuất và cung ứng cây giống tràn lan, không kiểm soát được chất lượng giống. Việc trồng cam tự phát tràn lan ở nhiều vùng khác nhau, dẫn đến tình trạng năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, gây tổn thất cho nhân dân; tình trạng người dân lạm phát thuốc bảo vệ thực vật, phun thuốc nhiều, sử dụng không đúng loại thuốc gây phá vỡ hệ sinh thái đồng ruộng, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất và tiêu dùng. Sản phẩm cam sau thu hoạch chưa đạt yêu cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các nước tiên tiến, làm hạn chế cho việc xuất khẩu ra thị trường; Công nghệ bảo quản. Bên cạnh đó chưa tạo được nhiều liên kết chuỗi trong sản xuất cam, việc quảng bá và xúc tiến thương mại chưa được nhiều, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của cây cam. Việc triển khai nhãn hiệu cam Con Cuông đến nay chưa được cấp giấy chứng nhận. Một số nhà vườn đã áp dụng khoa học kỹ thuật trồng cam theo quy trình VietGAP, tuy nhiên so với diện tích toàn huyện thì vẫn còn hạn chế.

Từ thực trạng nói trên, việc xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu cam Con Cuông theo hướng sản xuất hàng hóa là điều cần thiết để phát huy tiềm năng, phát triển vùng sản phẩm cam hàng hóa bền vững, nhằm từng bước nâng cao sức cạnh tranh, từng bước hội nhập vào thị trường khu vực.

Hiện nay cam Con Cuông đã có chỗ đứng trên thị trường, xuất bán nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị cây cam như: Tăng cường quản lý nhà nước về quản lý quy hoạch vùng cam, hạn chế tối đa việc nông dân tự phát trồng cam tràn lan; các giải pháp về quản lý đầu vào như giống, phân bón và xử lý tốt vấn đề đầu ra, tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn chuyên sâu về khoa học kỹ thuật cho người trồng cam. Khuyến khích và có các chính sách hỗ trợ người dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, cải tiến, sáng chế các công cụ lao động, thu hoạch, bảo quản nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để quảng bá thương hiệu cam Con Cuông một cách rộng rãi...

Bá Hậu, Quang Huy

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CON CUÔNG
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Con Cuông
Chịu trách nhiệm nội dung: Lô Văn Thao -  Chủ tịch UBND Huyện

Trụ sở: Khối 2 - Thị trấn Con Cuông - huyện Con Cuông, Nghệ An
Điện thoại: 0238.3 873 104 - Email: concuong@nghean.gov.vn