Là huyện miền núi nằmvề phía Tây Nam Nghệ An, Con Cuông hiện có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống đólà Thái, Kinh, Đan Lai, Mường, Khơ Mú và Nùng. Trong những năm qua, việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảngvà Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc đã được huyện quan quan tâm triển khaikịp thời, có hiệu quả. Và có thể nói những chủ trương chính sáchmới của Đảng như một luồngsinh khí mới giúp đồng bào các dân tộc huyện miền núi Con Cuông vươn mình đilên xây dựng đời sống ngày một ấm no, hạnh phúc.
Là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam Nghệ An, Con Cuông hiện có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là Thái, Kinh, Đan Lai, Mường, Khơ Mú và Nùng. Trong những năm qua, việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc đã được huyện quan quan tâm triển khai kịp thời, có hiệu quả. Và có thể nói những chủ trương chính sách mới của Đảng như một luồng sinh khí mới giúp đồng bào các dân tộc huyện miền núi Con Cuông vươn mình đi lên xây dựng đời sống ngày một ấm no, hạnh phúc.
Với đặc điểm là huyện miền núi, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, đặc biệt là tộc người Đan Lai. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 33% tổng số hộ toàn huyện. Trên cơ sở đó, huyện xác định phát triển kinh tế trong đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ cần thiết, cần được quan tâm để giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo bền vững. Những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều chính sách ưu tiên ưu đãi dành cho đồng bào các dân tộc miền núi. Các hạng mục đầu tư thuộc dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình, dự án như 134,135…đã góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho bà con đồng bào các dân tộc. Đó là động lực để bà con cùng đoàn kết, chung tay xây dựng bản làng, quê hương ngày một giàu đẹp đi lên.
Cùng với các chương tình,dự án của Nhà nước, trong những năm qua huyện Con Cuông cũng đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ bà con trong phát triển kinh tế như thành lập các tổ cán bộ trực tiếp xuống các địa bàn tuyên truyền, hướng dẫn, chuyển giao khoa học kĩ thuật, hỗ trợ bà con về cây con, giống… giúp bà con trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ đó, huyện đã xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu qủa trong vùng đồng bào dân tộc, nhiều hộ đã vượt khó vươn lên thoát nghèo.
Gia đình anh Ngân Đức Hợi ở bản Chòm Muộng xã Mậu Đức là một trong những điển hình trong phong trào phát triển kinh tế, vượt khó làm giàu của huyện Con Cuông với mô hinh kinh tế tổng hợp V-A-C-R. Trước đây, gia đình anh cũng như nhiều hộ dân khác trong bản, cuộc sống dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng vừa thiếu vốn cũng như tiến bộ khoa học kĩ thuật. Từ khi có chủ trương của Nhà nước giao đất, khoán rừng, nghiêm cấm việc đốt nương làm rẫy, cùng với đó là các chính sách hỗ trợ người dân, bằng các chương trình, dự án 134,135.... gia đình anh nhận đất, nhận rừng mở rộng diện tích trồng lúa, trồng màu kết hợp đầu tư phát triển chăn nuôi. Sau nhiều năm cần cần cù, chịu khó lao động gia đình anh đã khai hoang cải tạo được 5000m2 đất ven suối để trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ. Biết ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào sản xuất nên năng suất sản lượng lương thực đã được nâng cao. Bên cạnh đó, gia đình anh còn tích cực chăn nuôi gia súc, gia cầm với đàn dê, lợn trên 50 con và gần 100 con gà, đào ao thả cá, kết hợp trồng 5ha cây keo và cây mét, đến nay đã cho thu hoạch. Giờ đây gia đình anh luôn có nguồn thu nhập ổn định từ 70-80 triệu đồng/Ông Ngân Đức Hợi - Bản Chòm Muộng, xã Mậu Đức, Con Cuông chia sẻ
“Trước đây gia đình gặp khó khăn, nhưng được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội trong thời hạn 3 năm, gia đình đã đầu tư vào chăn nuôi, ban đầu với quy mô nhỏ sau đó nhân rộng lên. Đến nay, cuộc sống gia đình cũng ổn định.”Gia đình chị Vi Thị Thiện cũng là một trong những điển hình về phong trào làm kinh tế giỏi ở xã Mậu Đức. Để tăng thêm thu nhập cho gia đình ngoài sản xuất nông nghiệp, nhận đất trồng rừng với các loại cây có giá trị kinh tế lâu dài như mét, keo lai thì gia đình chị còn đầu tư vào chăn nuôi lợn. Nhờ đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại có quy mô cộng với việc áp dụng có hiệu quả các kiến thức về chăn nuôi nên đàn lợn gia đình chị phát triển tốt. Mỗi năm gia đình chị cho xuất từ 3-4 lứa lợn thịt, mỗi lứa từ 10-12 con, thu nhập trên 70 triệu đồng. Trong năm 2014, gia đình chị được dự án phát triển nông thôn miền Tây Nghệ An VIE/028 hỗ trợ xây dựng hầm biôga đã tạo điều kiện giúp gia đình chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, lại vừa tận dụng được nguồn khí đốt phục vụ cho sinh hoạt gia đình. Thấy được hiệu quả nên gia đình rất phấn khởi Chị Vi Thị Thiện - Bản Chòm Muộng, xã Mậu Đức, Con Cuông cho biết “Được dự án hỗ trợ xây dựng hầm bioga giúp gia đình chăn nuôi có hiệu quả hơn, gia đình thấy rất phấn khởi và mong Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách qua tâm đến đời sống bà con dân tộc”.
Cùng với chăm lo phát triển kinh tế, trong những năm qua huyện Con Cuông đã triển khai thực hiện tốt các hoạt động bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần nhân dân; thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và ổn định tình hình an ninh - chính trị địa phương. Từ năm 2009 đến nay huyện Con Cuông đã mở được 6 lớp bảo tồn và phát triển chữ Thái (Lai Pao) và chữ Thái (Lai Tay) với 264 học viên tham gia; mở được 3 lớp dân ca và thành lập được 17 câu lạc bộ dân ca, nhạc cụ dân tộc Thái; làm và sử dụng các nhạc cụ dân tộc như khèn bè, pí …Đã có nhiều nghệ nhân bằng cả tấm lòng đam mê, tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm đã có nhiều đóng góp không nhỏ trong việc giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc nói chung, dân tộc Thái ở Con Cuông nói riêng. Tiêu biểu như nghệ nhân Lô Thế Lục ở xã Thạch Ngàn; nghệ nhân Lô Văn Nghiệp xã Môn Sơn hay ông Lô Văn Thắng xã Bồng Khê…
Thực hiện công tác chăm lo đời sống cho bà con đồng bào các dân tộc trên cơ sở sự quan tâm đầu tư của Nhà Nước đã nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã có những cách làm hay, hiệu quả được đông đảo bà con nhân dân đồng tình cùng chung tay thực hiện. Xã Lạng Khê là một trong những điển hình tiêu biểu.
Là xã vùng cao có 7 thôn bản với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư đến các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, và những chính sách ưu đãi cho đồng bào nghèo, đồng bào các dân tộc nên nhân dân xã Lạng Khê đã từng bước phát triển kinh tế xã hội, thoát nghèo bền vững. Trong năm 2013, tổng giá trị sản xuất của xã Lạng Khê đạt trên 35 tỷ 700 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 11% thu ngập bình quân đầu người đạt trên 7,6 triệu/ người/ năm, đều đạt và vượt kế hoạch mà xã đã đề ra. Là một xã thuần nông nên Đảng bộ, cấp ủy chính quyền xã Lạng Khê xác định rõ lấy việc đầu tư phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng, cho năng suất cao, xây dựng mô hình kinh tế nông lâm kết hợp làm trọng tâm phát triển kinh tế. Trong đó, việc khai hoang phục hóa, nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững theo Quyết định 59 của UBND tỉnh được xã Lạng Khê thực hiện tốt, có hiệu quả. Toàn xã đã vận động nhân dân khai hoang phục hóa được 40ha trong đó có hơn 16ha trồng mía. Điển hình về việc khai hoang phục hóa là bản Chôm Lôm, mỗi 1năm, trên diện tích trồng mía đã cho thu hoạch sản phẩm với năng suất 90 tấn/ha. Đem về cho người dân tổng thu nhập là trên 65 triệu đồng/ha.
Kinh tế hộ gia đình cũng là mũi nhọn được xã Lạng Khê quan tâm phát triển. Với sự vào cuộc của tất cả các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền, vận động các hội viên, đoàn viên thi đua phát triển kinh tế trong đó đặc biệt chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi và trồng rừng. Nhờ đó, trên toàn xã đã xuất hiện nhiều mô hình kinh cho thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên. Gia đình anh Lữ Mạnh Kỳ, ở bản Phiềng Khử được tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các lớp tập huấn, đào tạo, dạy nghề do xã và huyện tổ chức nên anh đã ứng dụng vào mô hình sản xuất của gia đình mình và truyền đạt lại cho bà con lối xóm. Hiện nay, gia đình anh nuôi mỗi năm hơn 80 con lợn thịt, 200 con gà thu nhập hàng năm gần 100 triệu đồng.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngoài các nguồn đầu tư, hỗ trợ chương trình 135 giai đoạn II, các dự án đầu tư trồng rừng 147 và 661, các chương trình cho vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với lãi xuất ưu đãi, xã Lạng Khê còn tận dụng tốt nguồn vốn đầu tư của chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, xây dựng mô hình kinh tế từ đó đưa đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đi lên. Trong năm 2014, xã Lạng Khê phấn đấu phát huy sức mạnh của toàn dân để hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu như: sản lượng lương thực đạt 1.818 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt 40 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 11,2%, thu nhập bình quân đạt khoảng 8,5 triệu đồng/người/năm. Mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống từ 2 đến 3%. Đồng thời, tranh thủ và phát huy hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình, dự án do tỉnh và huyện đầu tư, và các nguồn dự án khác để xây dựng mô hình kinh tế, đầu tư xây dựng cơ bản, vận động các nguồn đóng góp của nhân dân để xây dựng nông thôn mới. Từng bước đưa cuộc sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số đi lên.Bà Lô Thị Thủy - Bí thư Đảng ủy xã Lạng Khê, huyện Con Cuông cho biết “Đảng ủy, UBND xã xác định việc chăm lo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng của địa phương. Tận dụng tốt các nguồn đầu tư từ các chương trình dự án để xây dựng mô hình kinh tế”.
Từ việc được hưởng lợi các chương trình, dự án, chính sách đối với bà con vùng đồng bào dân tộc với tổng vốn đầu tư hơn 32 tỷ đồng, 80 công trình lớn nhỏ được đầu tư xây dựng như: Đường giao thông, trường học, trạm y tế, đập thủy lợi, bê tông hoá kênh mương. Huyện Con Cuông còn tổ chức được 17 lớp đào nghề cho trên 500 thanh niên dân tộc với kinh phí trên 1,500 tỷ đồng ; Hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng để bà con mua giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất và hơn 2 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất. Trong 3 năm từ năm 2011 đến 2013 huyện Con Cuông đã trích số tiền gần 7 tỷ đồng hỗ trợ hơn 63.000 lượt nhân khẩu thuộc diện hộ nghèo. Qua đó phấn đấu đưa tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc giảm dần từ 43 % năm 2010 xuống còn 34% trong năm 2014.
Đời sống đồng bào các dân tộc huyện Con Cuông hôm nay dẫu còn đó những khó khăn, thách thức nhưng với những gì mà cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện sẽ là động lực, là niềm tin để bà con đồng sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, góp phần xây dựng Con Cuông thành huyện khá vùng tây nam Nghệ An.
Bảo Ngọc -Minh Hạnh
Đài Con Cuông