image banner
Con Cuông tìm đầu ra ổn định cho nông sản
Trong những năm qua, Ở huyện miền núi Con Cuông, chính quyền địa phương và người nông dân vẫn đang tìm cách giải bài toán trồng cây gì, con gì cho phù hợp trước nghịch lý “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Nhất là với các cây công nghiệp, rau quả ngắn ngày, giá cả lại càng bấp bênh.

Trong những năm qua, Ở huyện miền núi Con Cuông, chính quyền địa phương và người nông dân vẫn đang tìm cách giải bài toán trồng cây gì, con gì cho phù hợp trước nghịch lý “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Nhất là với các cây công nghiệp, rau quả ngắn ngày, giá cả lại càng bấp bênh.

Vụ đông xuân 2015-2016, người nông dân Con Cuông hết sức phấn khởi vì giá sắn giao động khoảng từ 1000 -1200 đồng/ 1kg nên đến vụ đông xuân 2016-2017, nhiều hộ nông dân đã tự phát trồng cây sắn tăng khoảng 500 ha so với kế hoạch đề án sản xuất của huyện đưa ra. Với trên 1716 ha sắn đang đến vụ thu hoạch nhưng người nông dân đang lao đao vì giá sắn rớt xuống quá thấp, chỉ từ 600-800 đồng/kg. Và việc mua bán, giá cả hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái. Chị Vi Thị Hoa, Bản Lam Khê, xã Chi Khê, huyện Con Cuông: Năm nay cây sắn rớt giá nên thu nhập của người dân trồng sắn rất bấp bênh, gia đình rất khó khăn. Các thương lái thì ép giá thấp, chúng tôi vẫn phải bán để còn kịp trồng cây khác cho kịp mùa vụ.


Nông dân lao đao vì giá sắn bấp bênh


Vụ đông xuân 2016-2017, xã Chi Khê là địa phương có nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp với nhiều loại cây khác nhau, ngoài diện tích trồng lúa, xã có 30 ha trồng rau màu, hơn 50 ha trồng chanh, trên 300 ha trồng sắn, mía và một số cây ăn quả khác. Năm nay, giá rau và các cây ăn quả tuy năng xuất không cao nhưng lượng tiêu thụ và giá cả ổn định. Riêng cây chanh, cây sắn do người nông dân ồ ạt trồng và có nhiều diện tích tự phát nên giá cả bấp bênh, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ. Trước tình hình này, xã Chi Khê cũng đã tìm nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân định hướng, tìm các loại cây trồng phù hợp, cho giá trị kinh tế cao hơn.Chị Nguyễn Thị Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Chi Khê, huyện Con Cuông: Xã đã tích cực vận động người dân thực hiện đúng đề án sản xuất, cử cán bộ nông nghiệp đến từng thôn bản để kiểm tra và hướng dẫn bà con lựa chọn loại cây con giống, thay thế những loại cây trồng kém hiệu quả bằng các loại cây ăn quả, rau màu có đầu ra ổn định và giá trị cao hơn.


Thu hoạch mía ở xã Lạng Khê


Bên cạnh đó, vẫn có nhiều loại cây trồng cho thu nhập ổn định do đầu ra sản phẩm được đảm bảo. Tiêu biểu là cây mía, cây xóa nghèo uyện miền núi Con Cuông, dù hàng năm người nông dân đều mở rộng diện tích thêm từ 30-50 ha nhưng Nhà máy mía đường Sông Lam vẫn bao tiêu hết sản phẩm. Vụ ép 2016-2017, có khoảng 300 ha mía thu hoạch, năng xuất bình quân 60 tấn/ha, giá thu mua là 900.000 đồng/tấn nên người nông dân hết sức phấn khởi. Ông Nguyễn Văn Trường, Bản Huồi Mác, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông cho biết: Nói chung tuy cây mía năng suất không cao nhưng thu nhập rất ổn định, khi thu hoạch xong nhà máy thu mua hết và chỉ vài ngày là thanh toán tiền cho nông dân

Sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cán bộ nông nghiệp, chính quyền xã để đảm bảo người dân lựa chọn đúng cơ cấu cây trồng, diện tích trồng, tránh chạy theo giá cả thị trường là hết sức quan trọng. Anh Vi Ngọc Duẩn, Phó chủ tịch UBND xã Lạng Khê, huyện Con Cuông cho biết thêm:Xã Lạng Khê hàng năm đều mở rộng diện tích trồng mía thêm khoảng 10 ha và đều cho năng xuất, thu nhập ổn định cho nông dân, đây là cây xóa nghèo chủ lực của xã.


Năm 2017, huyện Con Cuông đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ người nông dân sản xuất, định hướng lựa chọn cây con giống và diện tích trồng trọt đúng theo kế hoạch của đề án sản xuất. Theo đề án, năm nay toàn huyện sẽ có khoảng 4.589 ha lúa/ 3 vụ, 2386 ha ngô/3 vụ, 140 ha khoai lang/3 vụ, 1300 ha sắn, 200 ha lạc/ 2 vụ, 300 ha cây đậu xanh, 300 ha mía, 520 ha rau các loại/3 vụ, 355 ha chè, 300 ha cam… Ông Nguyễn Khắc Sỹ, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Con Cuông cho biết: Trước hết, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm được ưu tiên hàng đầu, phải định hướng được nên trồng cây gì, nuôi con gì là hiệu quả nhất. Sau đó, huyện tìm nhiều đầu ra cho sản phẩm thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất và các đầu mối buôn bán nông sản để bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Có thể thấy, trước thực trạng người dân tự phát mở rộng diện tích, chọn cây con giống khi chưa có đầu ra ổn định thì giải pháp hiệu quả nhất là các cấp chính quyền luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con, nhất là những hộ ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn phải lựa chọn cây trồng phù hợp, ổn định không chạy theo giá cả nhất thời. Đồng thời, tích cực tìm các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho nông dân, xây dựng được thương hiệu nông sản sạch cho địa phương.

Thanh Phúc (Thu Trang -Đài TT-TH Con Cuông)


THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CON CUÔNG
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Con Cuông
Chịu trách nhiệm nội dung: Lô Văn Thao -  Chủ tịch UBND Huyện

Trụ sở: Khối 2 - Thị trấn Con Cuông - huyện Con Cuông, Nghệ An
Điện thoại: 0238.3 873 104 - Email: concuong@nghean.gov.vn