Luật hôn nhân và gia đình mới, được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nhiều điểm mới quy định về chế độ hôn nhân và quan hệ gia đình. Một trong những điểm mới đó là tuổi kết hôn.
Luật hôn nhân và gia đình mới, được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nhiều điểm mới quy định về chế độ hôn nhân và quan hệ gia đình. Một trong những điểm mới đó là tuổi kết hôn.
Tại điểm a, khoản 1, điều 8 Luật HNGĐ 2014 quy định về tuổi kết hôn “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”, thay cho quy định về tuổi kết hôn quy định tại khoản 1, điều 9 Luật HNGĐ năm 2000 là “Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”.
Như vậy các từ “Từ” và “từ đủ” nêu trên có ý nghĩa pháp lý như thế nào?
Một năm tròn là 12 tháng. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì đối với nam giới từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi, có nghĩa là nam giới đã trên 228 tháng, nhưng chưa đủ 240 tháng tuổi; phụ nữ trên 204 tháng tuổi, nhưng chưa đủ 216 tháng tuổi là đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Nhưng nay theo Luật HNGĐ năm 2014 thì đòi hỏi người phụ nữ phải “đủ” 18 tuổi (đủ 216 tháng tuổi), và người nam giới cũng phải “đủ” 20 tuổi (đủ 240 tháng tuổi).
Như vậy mặc dù Luật HNGD 2014 chỉ thay “từ đủ” cho “Từ”, nhưng tuổi kết hôn của nam và nữ đã có sự thay đổi về tính chất.
Theo thống kê thì từ trước đến nay khi đang thực hiện Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, thanh niên các vùng nông thôn và đặc biệt là dân tộc miền núi, nam, nữ đăng ký kết hôn khi người phụ nữ bước sang tuổi 18, nhưng chưa đủ 18 tuổi, nam bước sang tuổi 20 nhưng chưa đủ 20 tuổi có tỷ lệ khá cao.
Nay theo Luật mới, đối với các trường hợp tương tự như trên thì người phụ nữ và nam giới chưa đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn. Họ phải chờ nhiều nhất là gần một năm sau mới đủ tuổi đăng ký kết hôn. Thực trạng này sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp có thể phát sinh như: người phụ nữ đã trót có thai hoặc vì nhiều lý do khác mà nam, nữ bất chấp pháp luật sống chung với nhau như vợ chồng, làm gia tăng nạn tảo hôn.
Để hạn chế được tình trạng nêu trên, yêu cầu chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cấp cơ sở và mọi người dân phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để mọi người dân, nhất là tầng lớp thanh, thiếu niên hiểu các quy định mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để làm thay đổi về nhận thức, xóa bỏ nếp cũ, dần dần đưa nạn tảo hôn ra khỏi đời sống xã hội./.
Tác giả: Lê Thanh Toàn. Trưởng phòng tư pháp huyện Con Cuông