23/04/2012
Bảo tồn bản sắc văn hóa: Nhìn từ hội thi ẩm thực
Tại các hội thi, ban tổ chức thường đưa ra quy định giới hạn tối đa về số tiền chi cho việc tổ chức mâm cơm, mà vẫn bảo đảm tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Cùng với đó là tiêu chuẩn về nguyên liệu (ưu tiên những sản vật gần gũi), cách chế biến, bài trí và lời thuyết minh hấp dẫn. Đây chính là những thử thách đặt ra cho các đơn vị dự thi. Những chị em dự thi vừa khéo léo, có khiếu thẩm mỹ, nói năng linh hoạt, lại vừa giỏi tính toán để “liệu cơm gắp mắm”. Vì thế, mâm cơm của các đơn vị tham gia các hội thi ẩm thực đều đạt yêu cầu trở lên.
Ngày 4/4/ 2012 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Thanh tra Chính phủ đã đồng tổ chức Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu thực trạng tham nhũng trong doanh nghiệp Việt Nam. Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đoàn Duy Khương đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự có đại diện các nhà tài trợ như Đại sứ quán Anh, Đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội, Tập đoàn Siemens và đại diện một số cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam, Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Nội Vụ.
Hội thảo chính là một trong những hoạt động trong khuôn khổ của Dự án Sáng kiến xây dựng tính Nhất quán và Minh bạch trong Quan hệ Kinh doanh tại Việt Nam do Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững thuộc VCCI triển khai thực hiện. Bên cạnh đó Hội thảo này cũng nhằm mục đích công bố và chia sẻ kết quả nghiên cứu về thực trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam; Phạm vi nghiên cứu của vấn đề là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước và giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu cũng đánh giá tác động của tham nhũng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tác động của tham nhũng tới toàn nền kinh tế và xã hội.
Với 270 doanh nghiệp được khảo sát bằng bảng hỏi trực tiếp, thông qua 7 cuộc thảo luận nhóm, 12 cuộc phỏng vấn sâu, bức tranh về tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam đã được phần nào thể hiện rõ. Theo đó, đại diện đơn vị khảo sát khẳng định, các doanh nghiệp đa số nhận thấy được họ vừa là nạn nhân đồng thời là tác nhân gây ra tham nhũng và họ nhận diện được hình thức tham nhũng hiện nay trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khu vực công Đại diện đơn vị khảo sát cũng cho biết, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp không nhận diện được vấn đề tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, 40% doanh nghiệp được khảo sát cho biết khoản chi phí không chính thức chiểm khoảng 1% trong tổng số chi phí hàng năm; 13% doanh nghiệp cho rằng khoản chi phí này chiếm 5%. Về tác động của tham nhũng 80% doanh nghiệp cho rằng có tác động không tốt vè luôn phải nghĩ cách đối phó.
Cho ý kiến thảo luận tại Hội thảo một số vấn đề các đại biểu quan tâm đó là, vấn đề trọng tâm trong công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới là gì; Kế hoạch trong công tác phòng chống tham nhũng của đơn vị chức năng? Doanh nghiệp cần phải làm gì để đối phó với tình trạng tham nhũng; Tham nhũng trong khu vực tư nhân với tư nhân và tư nhân với khu vực công thì được xử lý như thế nào... Trả lời các thắc mắc trên, đại diện Thanh tra Chính phủ và các đơn vị chủ trì đã đưa ra nhiều ý kiến thảo luận và trả lời thẳng thắn các vấn đề... Theo đó, công tác phòng chống tham nhũng trọng tâm trong thời gian tới sẽ là khâu phát hiện và xử lý; kế hoạch cụ thể của công tác phòng chống tham nhũng đã được phê duyệt và việc nâng cao nhận thức của nghiệp và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng đã được nêu cụ thể; đại diện VCCI cũng cho biết, kết quả nghiên cứu khảo sát sẽ đưa ra xin ý kiến các đơn vị liên quan và mong muốn kết quả đó sẽ được thông báo sâu và rộng tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng khẳng định, một trong những mục tiêu quan trọng của công tác PCTN là tạo lập môi trường kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng minh bạch; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, từng bước xóa bỏ tệ hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Theo đó, Phó tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu, không chỉ riêng các cơ quan nhà nước mà chính bản thân doanh nghiệp cần phải chủ động các biện pháp PCTN như tích cực tuyên truyền về PCTN cho đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động, xây dựng những quy tắc ứng xử phù hợp với môi trường kinh doanh. Mặt khác doanh nghiệp cũng cần công khai minh bạch trong nội bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiêm tra, kiểm soát nội bộ đủ mạnh hoạt động tích cực, hiệu quả... “Công tác PCTN chỉ có thể thành công khi phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị với sự đồng hành của toàn thể xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của cộng đồng các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp...” Phó tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh
Thanh Loan
Nguồn: Thanh tra chính phủ (5/4/2012)