image banner
Biên cương- Đang từng ngày đổi mới
Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, trong những năm qua đảng bộ và đồng bào các dân tộc xã Môn Sơn luôn đoàn kết, thi đua lao động phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Những thay đổi trên vùng quê giàu truyền thống cách mạng Môn Sơn càng khẳng định, nhân lên niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và cấp ủy chính quyền địa phương.

Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, trong những năm qua đảng bộ và đồng bào các dân tộc xã Môn Sơn luôn đoàn kết, thi đua lao động phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Những thay đổi trên vùng quê giàu truyền thống cách mạng Môn Sơn càng khẳng định, nhân lên niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và cấp ủy chính quyền địa phương.

Xã biên giới Môn Sơn (Con Cuông) được xem như sợi chỉ đỏ trong phong trào cách mạng thời kỳ 1930-1931 gắn với sự kiện thành lập chi bộ đảng đầu tiên của các dân tộc thiểu số miền Tây Nam xứ nghệ. Phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và nhân các dân tộc xã Môn Sơn đã dựa vào tiềm năng lợi thế, phát huy tinh thần lao động cần cù, bền bỉ ngay trên mảnh đất quê hương để tạo nên bước chuyển mình trên mọi lĩnh vực. Đồng chí Lương Văn Tuấn –Phó chủ tịch UBND xã Môn Sơn cho biết “Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với đặc thù là quê giàu truyền thống cách mạng, Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân đoàn kết, phát huy nội lực, tranh thủ hiệu quả ngồn vốn của các chương trình dự án đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên”.

unnamed (9)

Di tịch lịch sử cấp quốc gia nhà Cụ Vi Văn Khang

nơi diễn ra hội nghị thành lập chi bộ Đảng đầu tiên các dân tộc miền Tây Nam xứ Nghệ.

Xác định nông nghiệp là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, những năm qua Đảng ủy, UBND xã tập trung vận động nhân dân tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương. Đồng thời vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi đem lại giá trị kinh tế cao. Điển hình như chi bộ bản Thái Hòa, đầu năm 2016 Chi bộ đã vận động bà con mạnh dạn chuyển đổi trên 11 ha đất kém hiệu quả sang trồng mía.Bà con còn đượcnhà máy đường sông Lam hỗ trợ về giống, phân bón cũng kỹ thuật chăm bón.Ông Lô Văn Tú- Trưởng bản Thái Hòa chia sẻ “ Từ nhiều năm trước, trên vùng đất này, người dân trong bản chủ yếu trồng ngô nhưng chỉ trồng được một vụ nên hiệu quả kinh tế không đáng là bao. Bởi vậy, khi có chủ trương thay thế, chuyển đổi sang trồng mía nhiều hộ dân không đồng tình và hoài nghi về hiệu quả của hướng đi mới này. Chúng tôi đã kiên trì thông qua họp thôn bản, rồi đến tận từng hộ để tuyền truyên truyền, vận động và đến hôm nay chúng tôi đã thành công.

unnamed (10)

Nhờ áp dụng KHKT, đưa các giống lúa lai vào sản xuất cộng với thuận lợi về hệ thống phai đập thủy lợi

nên cánh đồng Mường Quạ luôn được xem là vựa lúa của huyện Con Cuông, với năng suất 60-65 tạ/ha.

Cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng,hiện nay xã Môn Sơn đang đẩy mạnh công tác bảo tồn các CLB dân ca- nhạc cụ và phục hồi một số phong tục độc đáo để thu hút khách và phát triên rdu lịch cộng đồng.Các điểm du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng, các điểm du lịch văn hóa lịch sử như Đập Phà Lài, du thuyền trên sông Giăng, tham quan làng nghề thổ cẩm, di tích cách mạng nhà cụ Vi Văn Khang… đang là thế mạnh được xã Môn Sơn chú trọng đầu tư khai thác.

unnamed (11)

Mô hình chuyển đổi 11 ha đất trồng ngô sang trồng mía đang phát huy hiệu quả.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhân dân các dân tộc xã Môn Sơn đã tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công để làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.Trên quê hương cách mạng Môn Sơn hôm nay, nhiều công trình phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã hội, nhiều ngôi nhà khang trang của người dân được xây mới, nhiều tuyến đường đã được bê tông hóa chạy dài khắp thôn, bản. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã đem lại hiệu quả thiết thực. Toàn xã có 8/14 bản văn hóa, có trên 1000 gia đình được công nhận gia đình văn hóa, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh; có 6/6 trường học trên địa bàn đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ trường đạt chuẩn cao nhất toàn huyện.

unnamed (12)

Đập Phà Lài, du thuyền sông Giăng đang là điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều khách du lịch.

Nhiệm kỳ 2015 – 2020, xã Môn Sơn tiếp tục xác định rất rõ “3 mũi” chủ lực để khai thác tối đa điều kiện tự nhiện, lợi thế để phát triển: phát triển vùng nguyên liệu ; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại tổng hợp và du lịch. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu này, Đảng bộ xã đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích; duy trì và phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm theo hình thức trang trại, gia trại quy mô lớn góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân… phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 29,2%.

Minh Hạnh-Đài Con Cuông

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CON CUÔNG
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Con Cuông
Chịu trách nhiệm nội dung: Lô Văn Thao -  Chủ tịch UBND Huyện

Trụ sở: Khối 2 - Thị trấn Con Cuông - huyện Con Cuông, Nghệ An
Điện thoại: 0238.3 873 104 - Email: concuong@nghean.gov.vn