image banner
Con cuông làm gì để giải bài toán giảm tỷ lệ hộ nghèo 4-5%/năm
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Con Cuông khóa XXVI, nhiệm kỳ 2015 -2020 đề ra tăng trưởng kinh tế đạt 14-15%/ năm; Thu ngân sách đạt 120 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/ người/năm, để hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4-5%/năm...

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Con Cuông khóa XXVI, nhiệm kỳ 2015 -2020 đề ra tăng trưởng kinh tế đạt 14-15%/ năm; Thu ngân sách đạt 120 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/ người/năm, để hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4-5%/năm...

Đây là những mục tiêu đề ra rất cao, trong khi thực tế hiện nay nhiều chỉ tiêu chưa đạt được một nửa thậm chí một phần ba như: Thu ngân sách đến năm 2014 mới đạt trên 10 tỷ đồng; Thu nhập bình quân dầu người cuối năm 2014 mới đạt 14,7 triệu đồng; Tăng trưởng kinh tế ( Giá trị tăng thêm) năm 2015 mới dạt 6,02%; Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2015 ước đạt 29%... Con Cuông hiện nay có trên 17.000 hộ với gần 71.000 nhân khẩu, trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi nền kinh tế Con Cuông chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún. Con Cuông chưa có một nhà máy công nghiệp nào. Thu ngân sách chủ yếu dựa vào dịch vụ buôn bán hàng hóa và vận tải hành khách. Buôn bán hàng hóa hiện nay đã gần như bão hòa, các nhà máy với các tổ phân phối hàng hóa cơ động. Dịch vụ vận tải hành khách là thế mạnh trong những năm qua, hiện nay tuyến ô tô buýt Vinh - Con Cuông sắp hoàn thành. Rừng được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt. Đất sản xuất nông nghiệp hạn chế, xuất hàng hóa chưa phat triển... đang đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Con Cuông những thách thức lớn..

Để đạt được những chỉ tiêu trên, giải pháp đưa ra là phải thể chế hóa các Mục tiêu phát triển kinh tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số vào trong các Đề án, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng , địa phương; tăng cường phối hợp liên kết vơí các ngành, các địa phương để thực hiện các Mục tiêu phát triển Trong đó tập trung phát triển hàng hóa nông sản như Cam, chè, mía và các lâm sản phụ...Với cây cam là thế mạnh cần tập trung phát triển tại 3 xã: Bồng Khê, Yên Khê và Chi Khê. Trước mắt cần khẩn trương triển khai đề án phát triển cây cam hàng hóa tại các xã trên. Tập trung kinh phí mua cây giống, vận động nhân dân mở rộng diện tích. Đối với cây chè trước mắt khôi phục diện tích chè bị chết tại Bồng Khê, Yên Khê, tập trung chăm bón tốt để cây chè tại các thôn bản như Bản tờ, Tân Hương, Trung yên, Trung Chính ( Yên Khê); Các thôn Sông Lam, Tân Trà, Lam Trà ( Bồng Khê) phát triển cho thu hái vụ hè thu khi có mưa xuống. Giành kinh phí mở rộng vùng chè tại các xã Tả ngạn sông Lam như Mậu Đức, Thạch Ngàn, Đôn Phục... đây là những địa phương còn nhiều diện tích đối núi thấp phù hợp với cây chè. Phòng nghiệp, trạm khuyến nông cần tham mưu xây dựng vùng rau hàng hóa tại các thôn Quyết tiến ( Chi Khê); Tân Dân, Liên Tân, Thành Nam, 2/9, Vĩnh Hoàn ( Bồng Khê) phát triển vùng rau sạch cung cấp cho toàn huyện và đón đầu phục vụ rau sạch cho nhà máy thủy điện Chi Khê và nhà máy thủy điện Bản Vẽ.

Con Cuông có diện tích đồi vệ và bãi bồi ven khe suối rất phù hợp với cây mía. Hiện nay diện tích mía Con Cuông mới chỉ có hơn 200 ha là quá khiêm tốn. Cấp ủy huyện cần phối hợp với Nhà máy đường sông Lam mở rộng vùng nguyên liệu mía tại Các Bản Khe Đóng, Thạch Tiến, Kẻ Gia ( Thạch Ngàn); Thung Coong, Bãi Văn, Bãi Ổi. Lam Khê ( Chi Khê); Bãi Gạo, thôn 2/9 ( Châu Khê); Đồng Tiến, Khe Thơi, Yên Hòa ( Lạng Khê)...Nhà máy đường sông Lam cần đầu tư giống mía có năng suất cao, vận động bà con mở rộng diện tích, tạo nguồn nguyên liệu lớn cho nhà máy.

Mặt khác phải tranh thủ huy động, tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của trung ương để thúc đẩy hoàn thành các Mục tiêu phát triển làm cơ sở hướng tới một số Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số như: Chương trình nước sạch hợp vệ sinh, kéo điện lưới quốc gia về các bản vùng sâu, vùng xa... tăng cường công tác quản lý các công trình dân sinh, kinh tế.


Vườn Cam xã Bồng Khê cho năng suất cao, thu hút nhiều khách hàng

Con Cuông chú trọng phát triển bò đàn

Một điều không thể thiếu là phải huy động phát huy nội lực, tích cực khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, tạo nguồn thu lớn, bền vững. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế chính sách cho các địa phương; đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cơ sở; tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Muốn vậy, phải đẩy mạnh công tác truyền thông phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ dân tộc để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tập quán và phải chống triệt để tư tưởng dựa dẫm, ỉ lại, trông chờ vào Nhà nước cả trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng bào các dân tộc thiểu số. Tích cực tuyên truyền về bình đẳng giới, vệ sinh, môi trường, chăm sóc sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm, phát triển văn hóa, giáo dục, giảm nghèo bền vững...

Nghị quyết Đại hội đảng bộ Con Cuông đề ra phấn đấu đưa Con Cuông thoát nghèo vào năm 2020, trở thành trung tâm kinh tế - Văn hóa của vùng Tây Nam xứ Nghệ đang đặt ra cho đảng bộ trước hết là đội ngũ Ban chấp hành khóa XXVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 phải vắt óc suy nghĩ, nếu không nghị quyết sẽ khó thực hiện...

Bài, ảnh: Phùng Văn Mùi

(Khối 1 Thị trấn Con Cuông Nghệ An)

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CON CUÔNG
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Con Cuông
Chịu trách nhiệm nội dung: Lô Văn Thao -  Chủ tịch UBND Huyện

Trụ sở: Khối 2 - Thị trấn Con Cuông - huyện Con Cuông, Nghệ An
Điện thoại: 0238.3 873 104 - Email: concuong@nghean.gov.vn