image banner
Cuộc cách mạng thoát nghèo ở Bản Thái Hòa
          Về thăm khu di tích lịch sử Văn hóa Nhà cụ Vi Văn Khang, được giữ buổi sinh hoạt vớ Chi bộ Bản Thái Hòa, nghe Bí thư chi bộ Lô Thị Mười báo cáo trước Chi bộ năm 2014, Bản Thái Hòa có 14 hộ tự nguyện viết đơn xin thoát khỏi hộ nghèo. Chúng tôi càng hiểu thêm về truyền thống của vùng quê Cách mạng, nơi có Chi bộ Đảng vùng dân tộc thiểu số miền núi ra đời ở vùng Tây Nam xứ Nghệ.

Về thăm khu di tích lịch sử Văn hóa Nhà cụ Vi Văn Khang, được giữ buổi sinh hoạt vớ Chi bộ Bản Thái Hòa, nghe Bí thư chi bộ Lô Thị Mười báo cáo trước Chi bộ năm 2014, Bản Thái Hòa có 14 hộ tự nguyện viết đơn xin thoát khỏi hộ nghèo. Chúng tôi càng hiểu thêm về truyền thống của vùng quê Cách mạng, nơi có Chi bộ Đảng vùng dân tộc thiểu số miền núi ra đời ở vùng Tây Nam xứ Nghệ.

Từ truyền thống của vùng quê Cách mạng:

Bản Thái hòa (xã Môn Sơn – Con Cuông Nghệ An) vào cuối năm 1930 khi phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh bị đàn áp dã man, Xứ ủy Trung Kỳ và Phủ ủy Anh Sơn cử một số cán bộ lên gây dựng phong trào cách mạng.Thấm nhuần lý tưởng của Đảng, tại Nhà cụ Vi Văn Khang, các đồng chí trong xứ ủy Trung Kỳ, phủ ủy Anh Sơn đã tuyên truyền, vận động, giác ngộ một số thanh niên người dân tộc Thái nơi đây. Tháng 4 năm 1931, Chi bộ Đảng được thành lập gồm 5 đảng viên do đồng chí Vi Văn Khang làm Bí thư Chi bộ. Từ khi có chi bộ Đảng phong trào cách mạng của Môn Sơn nói chung, bản Thái Hòa nói riêng được thổi bùng. Các tổ chức Tự vệ đỏ, Hội nông dân đỏ được thành lập để vận động nhân dân đứng lên đấu tranh chống lại bọn cường hào ác bá, bảo vệ Đảng, thành lập chính quyền Xô Viết. Tháng 8 năm 1945, hưởng ứng lệnh tổng khởi nghĩa của Hồ Chủ Tịch, bà con các dân tộc thiểu số nơi đây đã nhất tề đứng lên đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, sau đó kéo ra huyện lỵ Con Cuông đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thái Hòa vẫn là địa chỉ đỏ cách mạng luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ vững chắc biên giới. KHẩu hiệu “ Thóc không thiếu một cân, Quân không thiếu một người” Hơn một ngìn thanh niên đã tòng quân đánh giặc. Môn Sơn nói chung, Bản Thái Hòa nói riêng là vựa thóc của huyện, hàng ngàn tấn lương thực cung cấp cho tiền tuyến nuôi quân đánh giặc. Khi đất nước thống nhất bà con các dân tộc nơi đây bắt tay vào xây dựng quê hương giàu đẹp, phong trào đường làng phong quang, sạch đẹp, nhà có số, an ninh trật tự được đảm bảo. Bước vào công cuộc đổi mới, bà con dân tộc Thaais nơi đây lại đi đầu trong phong trào lao động sản xuất và bảo vệ biên cương. Những cánh đồng 10 tấn thóc vàng vừa bảo đảm an ninh lương thực tại địa bàn, vừa cung cấp lương thực cho huyện. 35km đường biên giới với nước bạn Lào luôn được bảo vệ vững chắc. Xã Môn Sơn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, trong đó có công lớn của nôi cách mạng Thái Hòa. Từ chi bộ đảng thành lập có 5 đảng viên trong toàn xã, đến nay riêng Chi bộ Thái Hòa có 19 đảng viên, 5 năm nay liên tục là chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Bà con nơi đây luôn nhắc nhau giữ gìn và phát huy tốt vai trò của vùng quê cách mạng, nơi có chi bộ dảng vùng dân tộc thiểu số đầu tiên của Nghệ An và truyền thống đó vẫn được, giữ vững, phát huy tốt.


Một buổi sinh hoạt chi bọ bàn phương án

thoát nghèo của Chi bộ Thái Hòa

Và cuộc cách mạng thoát nghèo hôm nay ở Thái Hòa:

Bản Thái Hòa hôm nay có 128 hộ với 517 khẩu, gần 100% bà con dân tộc Thái, mấy năm nay luồng gió mới trong phát triển sản xuất, chăn nuôi, mở mang ngành nghề đang được bà con nhân rộng. Một số thanh niên học xong Trung học phổ thong đã lặn lội về thành phố học nghề về phục vụ bà con, những xưởng mộc ra đời vừa tạo việc làm cho bà con trong thôn vừa tạo hàng hóa thoát nghèo bền vững. Thái Hòa đã có cơ sở cơ khí sẩn xuất cửa lùa, cửa sắt phục vụ trong và ngoài xã; Có cửa hành tạp hóa, đại lý hàng tiêu dùng; Có nhiều hộ lấy chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm phát triển trang trại, gia trại để xóa nghèo bền vững. Đường làng, ngõ bản được bê tông hóa, kênh mương thủy lợi được cứng hóa đảm bảo tưới tiêu cho hơn 30 ha lúa hai vụ. Trao đổi với chúng tôi Đồng chí Lô Thị Mười – Bí thư chi bộ Thái Hòa cho biết: Thái Hòa trước đây là bản thuần nông, tỷ lệ hộ nghèo rất cao (trên 60%), mấy năm nay nhờ năng động mở mang ngành nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tỷ lệ họ nghèo giảm mạnh. Năm 2014, có 14 hộ tự nguyện viết đơn xin thoát khỏi hộ nghèo. Đến nay cả Bản có 59 hộ khá, 30 hộ có đời sống trung bình, chỉ còn 39 hộ đời sống còn gặp khó khăn do thiếu vốn, thiếu sức lao động do già cả neo đơn. Chi bộ đang vận động nhân dân giúp đỡ, các tổ chức đoàn thể tín chấp vay vón, tập huấn kỹ thuật giúp họ vươn lên thoát nghèo trong năm tới. Tôi hỏi Bí thư Lô Thị Mười: 5 năm trước Thái Hòa có hộ không được bình xét hộ nghèo đã tìm cách gây sự với Bí thư, Trưởng bản? Chi bộ dã làm gì để nhân dân nhận thức và tự nguyện viết đơn xin thoát khỏi hộ nghèo. Bí Thư Lô Thị Mười cho biết: Trường hợp mấy năm trước có xẩy ra là do phương pháp bình xét chưa dân chủ, mặt khác nhận thức của bà con còn hạn chế, tư tưởng dựa dẫm, trồng chờ, ỉ lại vào Nhà nước ngay cả trong cán bộ, đảng viên còn rất nặng. Chúng tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đảng viên trước rằng nghèo là hèn, là có tội với Đảng, với dân. Tất cả đảng viên phải tự giác phát triển sản xuất, chăn nuôi, Bí thư, Trưởng bản phải mạnh dạn đi đầu để bà con học và làm theo. Ngay trưởng bản Ngân Văn Hải đã mạnh dạn mở mang ngành nghề cơ khí mây tre đan và cửa hàng tạp hóa có thu nhập cao, lại tạo việc làm cho con em trong bản. Một số đảng viên khác mở trang trại phát triển chăn nuôi tự thoát nghèo. Phong trào thoát nghèo từ trong cán bộ, đảng viên là tấm gương sáng cho bà con học và làm theo. Chúng tôi xem đây là cuộc cách mạng thoát nghèo của Thái Hòa, giúp bà con phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, nơ có Chi bộ Đảng dầu tiên người dân tộc thiểu số của miền Tây Nam xứ Nghệ và chúng tôi đang thành công.


Các cháu học sinh tiểu học 1 Môn Sơn vào thăm khu di tích

lịch sử văn hóa Nhà cụ Vi Văn Khang

Đưa đoàn Truyền hình trung ương vào làm bộ phim tài liệu chuẩn bị kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng, về thăm lại nhà cụ Vi Văn Khang, thăm lại quê hương Cồn Chùa lịch sử. Đứng dưới khu di tích nghe các cháu học sinh trường tiểu học 1 Môn Sơn hát baaif “ Lên miền Tây Nam, miền tây xứ Nghệ. Mời bạn ta đi vào đôi bờ sông Giăng. Thăm cây Đa, Cồn Chùa, thăm cánh đồng Mường Quạ... Chi bộ Đảng miền tây khai sinh từ nơi đây...” Lòng chúng tôi tràn ngập niềm vui. Mấy anh chị ở truyền hình Trung ương hết lời khen ngợi, cảnh đẹp và truyền thống cách mạng của bà con. Mà chuyện tự nguyện viết đơn xin thoát khỏi hộ nghèo được xem là một kỳ tích mới của truyền thống cách mạng mới. Cuộc cách mạng xóa đói, giẩm nghèo làm giàu cho quê hương, đất nước lại xuất phát điểm từ cái noi Thái Hòa, nơi có chi bộ Đảng dân tộc miền núi đầu tiên của cả nước.

Bằng sự đóng góp của bà con đường nông thôn

bản Thái hòa đã được bê tông hóa


Bài, ảnh: Phùng Văn Mùi

(Huyện ủy Con Cuông Nghệ An)

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CON CUÔNG
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Con Cuông
Chịu trách nhiệm nội dung: Lô Văn Thao -  Chủ tịch UBND Huyện

Trụ sở: Khối 2 - Thị trấn Con Cuông - huyện Con Cuông, Nghệ An
Điện thoại: 0238.3 873 104 - Email: concuong@nghean.gov.vn