Dù không phải là cây trồng chủ lực, nhưng
những năm qua cây chè xanh trồng ở vùng đất đồi Thành Nam, xã Bồng Khê (Con
Cuông) đã mang lại thu nhập khá cho
người dân nơi đây.
Dù
không phải là cây trồng chủ lực, nhưng những năm qua cây chè xanh trồng ở vùng
đất đồi Thành Nam, xã Bồng Khê (Con Cuông) đã
mang lại thu nhập khá cho người dân nơi đây.
Chè Chủ yếu được trồng ở các sườn đồi nên việc thu hoạch thuận lợi
Ông
Nguyễn Văn Hùng ở thôn Thanh Nam xã Bồng Khê, có 3 sào chè đươc trồng ở xung
quanh đồi vườn. Do đất đồi nên trồng
chè rất hợp. Chè trồng 1 năm đã cho thu nhập. Trồng chè không phải tốn công
chăm sóc, sau mỗi lần cắt người dân chỉ cần làm cỏ, có thể tận dụng thân hoặc
vỏ bắp ngô để tủ gốc cho cây chè để giúp giữ độ ẩm. Cũng theo chia sẻ của ông
Hùng, chè xanh ở Thành Nam được trồng theo cách truyền thống, không bón bất kỳ
một loại phân bón nào nên đã tạo được thương hiệu riêng. Với 3 sào chè hiện có,
trung bình mỗi ngày gia đình ông có nguồn thu trên 200.000 đ.
Nhận thấy hiệu quả cao từ trồng chè , gia đình chị Nguyễn Thị Thuỷ thôn Thành Nam, xã Bồng Khê đang từng bước phát triển diện tích
Nhận thấy hiệu quả cao từ trồng chè, gia đình chị Nguyễn
Thị Thuỷ thôn Thành Nam, xã Bồng Khê đang
từng bước phát triển diện tích. Hiện tại, khu vườn rộng hơn 5.000m2 của
gia đình chị Thuỷ đã phủ màu xanh của chè. Không chỉ đẹp mắt, vườn chè ngày
ngày cho thu nhập khá để chị Thuỷ trang trải chi phí sinh hoạt cho cả gia đình.
Chị Thủy cho biết “gia đình chị bắt đầu trồng chè từ năm 2002, với đồi chè xanh
hiện tại, bình quân mỗi ngày gia đình chị thu hoạch từ 20-30 bó chè. Với giá nhập
sỉ 15.000 đồng/bó, trong khi các loại chè khác cũng chỉ có giá 8-10 nghìn/bó. Mỗi
ngày, gia đình chị Thuỷ thu nhập từ 200.000đ – 300.000đ, mỗi năm đồi chè của
chị cho thu lãi gần 100 triệu đồng.
Nhắc đến chè Thành Nam thì người dân ở Con Cuông và
các vùng phụ cận không ai là không biết đến. Chè Thành Nam khác hơn chè xanh ở các vùng
khác. Lá chè nhỏ, dày, vàng và dòn rụm, chè khi om lên có màu xanh, thơm vị
chát ngọt. Nhờ vị ngon đặc trưng nên chè Thành Nam dễ
tiêu thụ. Theo đó, người dân thu hoạch chè và đến các chợ trên địa bàn huyện để tiêu thụ. Một số gia đình tìm được mối tiêu
thụ tại các nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn thị trấn nên được giá hơn hẳn so
với chè ở các vùng khác từ 5-10 nghìn /bó.
Chè được người dân bán sỷ 20 nghìn bó, bán lẻ 15 nghìn bó.
Theo các cụ cao niên
ở đây cho biết, cây chè xuất hiện ở Thành Nam từ trước năm 1957, các thế hệ
sau nối tiếp nhau trồng chè. Có một thời gian dài, cây chè xanh bị quên lãng do
giá trị kinh tế thấp thì nơi đây chè con vẫn được ươm mầm, chè xanh vẫn được
người dân sử dụng làm thức uống hàng ngày. Đến khi cây chè xanh ở Thành Nam được người
sử dụng trong huyện và các vùng phụ cận biết đến bởi vị thơm ngon đặc trưng thì
chính cây trồng lâu năm này đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, trồng chè trở
thành nghề phụ đem lại nguồn thu nhập cho người dân vùng quê này.
Nếu như trước đây, trồng
chè chủ yếu làm thức uống hàng ngày, làm quà biếu họ hàng, người thân mỗi khi
về thăm quê. Nhưng những năm gần đây, nhờ tạo được “thương hiệu” riêng nên diện
tích chè của thôn vì thế cũng tăng lên. Toàn thôn hiện có 147 hộ thì có
khoảng 140 hộ trồng chè, duy chỉ có 7 hộ mới ra riêng không có diện tích trồng
chè. Nhà ít thì 1 sào, nhiều thì 4 – 5 sào. Nhờ trồng chè mà các gia đình có thu nhập ổn định để chi
tiêu trong cuộc sống hàng ngày.
Bá Hậu, Vi Nhẫn