Đường xuống cấp nặng, tiền chở vật liệu làm nhà cho đồng bào Đan Lai cao gấp đôi giá vật liệu
Triển khai làm nhà ở cho
hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở cho đồng bào Đan Lai, xã Môn Sơn
(Con Cuông) hiện gặp khó khăn do đường xuống cấp, giá chở vật liệu gần gấp đôi
tiền mua vật liệu.
Sáng 10/4, chúng tôi cùng
đoàn công tác của UBND xã Môn Sơn và Đồn Biên phòng Môn Sơn đi vào 2 bản Khe
Búng, Cò Phạt của xã Môn Sơn. Đây là 2 bản có 100% đồng bào Đan Lai sinh sống,
cũng là vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát.
Đoàn
công tác vào 2 bản Khe Búng, Cò Phạt, xã Môn Sơn (Con Cuông) sáng 10/4. Nhiều
đoạn phải xuống xe đi bộ do đường quá dốc và trơn. Ảnh: Hoài Thu
Quãng đường từ trung tâm
xã Môn Sơn đi vào 2 bản Khe Búng, Cò Phạt hơn 20 km, là đường độc đạo.
Hiện nay, con đường này
đang được thi công cải tạo, nâng cấp theo dự án đầu tư công và đã thi công được
5 km. 15 km còn lại vẫn đang trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, vừa dốc, vừa
lầy lội, trơn trượt nên trời mưa người và phương tiện xe máy rất khó khăn để đi
lại, ô tô không thể đi vào được.
Tình
trạng xuống cấp, lầy lội hiện tại của tuyến đường Môn Sơn - Cò Phạt dài khoảng
15 km. Ảnh: Hoài Thu
Cũng vì vậy, chi phí
chuyên chở các loại nông sản, nguyên, vật liệu thường cao hơn nhiều so với mặt
bằng chung của thị trường.
Gặp xe chở vật liệu xi
măng, sắt, thép vào bản Cò Phạt làm nhà cho người dân theo chương trình hỗ trợ
hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên tuyến đường Môn Sơn - Cò Phạt, chủ thầu xây
dựng Nguyễn Văn Nam cho biết, giá dịch vụ vận chuyển 1 chuyến xe kéo từ trung
tâm xã Môn Sơn vào bản Cò Phạt trung bình 2 triệu đồng.
Giá
dịch vụ chở vật liệu xây dựng vào các bản vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát trung
bình 2 triệu đồng/chuyến. Ảnh: Hoài Thu
Riêng xi măng (trị giá 1
tấn xi măng khoảng 1,5 - 1,6 triệu đồng) tiền chở từ UBND xã Môn Sơn vào bản Cò
Phạt là 2,5 triệu đồng. Vì vậy, chi phí làm 1 căn nhà ở vùng sâu, vùng xa cao gấp
đôi, thậm chí gấp 3 so với địa phương thuận lợi khác.
Bên cạnh đó, tiền thuê
nhân công, thợ xây dựng cũng cao hơn. "Ở các vùng trung tâm công thợ xây
khoảng 400.000 đồng/ngày, nhưng ở vùng bản xa, khó khăn như Cò Phạt thì phải
500.000 - 600.000 đồng/ngày", ông Nam cho biết thêm.
Người
dân bản Khe Búng tận dụng vật liệu tự nhiên để làm nhà phục vụ sinh hoạt. Ảnh:
Hoài Thu
Ông La Văn Phương ở bản
Khe Búng cho biết, đợt này gia đình ông được Nhà nước hỗ trợ xây dựng căn nhà
trị giá 60 triệu đồng. Ngoài vật liệu tre, nứa, mét gia đình có thể tự túc để
làm cửa, vách ngăn thì các vật liệu khác phải mua từ trung tâm xã Môn Sơn.
"Tiền thuê chở đắt lắm,
nhiều hơn cả tiền mua sắt, thép. Khi gia đình cần vật liệu như gạch, tấm lợp
thì phải tự đi xe máy và nhờ thêm hàng xóm đi chở giúp, chứ giá thuê chở cao
quá", ông Phương nói.
Cho biết về khó khăn
trong vận chuyển vật liệu xây dựng nhà cho đồng bào, lãnh đạo xã Môn Sơn cho biết,
hiện chính quyền xã đã lên kế hoạch huy động xã hội hóa, các lực lượng tại chỗ
để vận chuyển nguyên, vật liệu nhằm giảm thiểu kinh phi mới có thể đảm bảo xây
dựng xong nhà cho bà con với số tiền 60 triệu đồng/nhà.
Đường
vào 2 bản Khe Búng, Cò Phạt đi qua 5 cây cầu treo. Ảnh: Hoài Thu
Ngoài ra, xã Môn Sơn và
huyện Con Cuông cũng đang nghiên cứu mẫu nhà xây phù hợp với phong tục, tập
quán của đồng bào và phù hợp với kinh phí được hỗ trợ.
UBND huyện Con Cuông cũng
đã báo cáo, đề nghị UBND tỉnh xem xét tăng mức hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà
cho các hộ tộc người Đan Lai, giúp địa phương và người dân hoàn thành theo đúng
tiến độ trước ngày 31/7/2025. UBND huyện cũng sẽ chỉ đạo huy động tối đa các lực
lượng, đơn vị, địa phương và các nguồn xã hội hóa quyết tâm hoàn thành mục tiêu
đã đề ra.
Thực hiện: Hoài Thu