image banner
Phát triển kinh tế rừng giúp Con Cuông chuyển mình
       Nằm về phía Tây Nam Nghệ An, Huyện núi cao biên giới Con Cuông có diện tích tự nhiên 174.451,15 ha, trong đó rừng và đất rừng chiếm trên 150.000ha đang được quản lý bảo vệ nghiêm ngặt. Có thể khẳng định  Con Cuông là địa phương dẫn đầu cả tỉnh, cả nước về độ che phủ rừng (độ che phủ rừng hiện nay là 78,6%).

Nằm về phía Tây Nam Nghệ An, Huyện núi cao biên giới Con Cuông có diện tích tự nhiên 174.451,15 ha, trong đó rừng và đất rừng chiếm trên 150.000ha đang được quản lý bảo vệ nghiêm ngặt. Có thể khẳng định Con Cuông là địa phương dẫn đầu cả tỉnh, cả nước về độ che phủ rừng (độ che phủ rừng hiện nay là 78,6%).


Nhờ quản lý bảo vệ tốt, rừng Châu Khê xuân về thắm màu hoa nở

Điều mà đảng bộ và nhân dân đồng bào các dân tộc huyện Con Cuông luôn tự hào và được Trung ương, Tỉnh ghi nhận là: Rừng Con Cuông ngày càng xanh tốt, nhưng cuộc sống của bà con, nhất là đồng bào các dân tộc thiếu số ngày càng no đủ. Theo thống kê đến cuối năm 2014, Huyện Con Cuông có 17.236 hộ trên 68.000 khẩu thuộc 8 dân tộc: Thái 70%; Kinh 20%, Đan Lai 5%, các dân tộc Khơ Mú, Ê Đê, Tày, Nùng, Hoa chiếm 5%, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2014 chỉ còn 32,1 % thấp nhất trong các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An. Nếu như những năm 90 của thế kỷ 20 trở về trước diện tích phát rừng làm nương rẫy hàng năm ở Con Cuông 4.000 – 5.000 ha rừng bị chặt đốt để trỉa lúa, trồng ngô. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về trồng rừng phòng hộ, rừng nguyên liệu thay thế nương rẫy, toàn huyện có trên 700 ha rừng tập trung ở các xã như: Bình Chuẩn, Cam Lâm, Thạch Ngàn và Châu Khê đang canh tác theo phương thức này. Chủ trương dừng canh tác nương rẫy chuyển sang trồng rừng và sự hỗ trợ lương thực cho bà con là đòn bẩy giúp bà con các dân tộc thiểu số yên tâm trồng và giữ rừng. Hàng năm có trên 1.000 ha rừng keo, rừng mét được trồng mới làm tăng thêm độ che phủ rừng. Ngay từ đầu những năm 1990, các đề án “ Lâm nghiệp xã hội”, “Cải tạo rừng nhác thành rừng siêng”, Phong trào “Vượt núi” của Lâm Trường Con Cuông; Dự án trồng rừng thay thế nương rẫy hay phong trào khai hoang thêm 1m 2 ruộng nước hạn chế phát đốt mất 1ha rừng làm nương rẫy đã tạo nên tiếng vang lớn vừa bảo vệ rừng vừa phát triển kinh tế. Tự chỗ diện tích ruộng lúa nước hai vụ trước đây chỉ vài trăm ha, đến vụ Đông –Xuân năm nay đã có trên 2.300 ha. Năng suất lúa trước đây chi đạt 15-18 tạ/ha/ năm, thì nay năng suất bình quân đạt trên 60 tạ/ha/vụ.



Nhờ các biện pháp phù hợp và sự nỗ lực của nhân dân, phong trào trồng rừng nguyên liệu, làm trang trại vườn rừng ở Con cuông phát triển, hiện nay toàn huyện có trên 3.000 mô hình sản xuất giỏi, trong đó có trên 300 mô hình trở thành tỷ phủ nhờ phát triển trang trại theo công thức: Vườn - Ao – Chuồng - Rừng (VACR), trong đó những trang trại Cam nhiều hộ thu nhập tiền tỷ/năm, những vườn rừng kết hợp chăn nuôi thu nhập 500 – 600 triệu đồng/năm. Khi Rừng được bảo vệ và khai thác hợp lý, trở thành động lực thực sự tạo đà cho Con Cuông từng bước thoát nghèo bền vững.

Về với Con Cuông, Vùng đất của miền Trà Lân Lịch sử, cửa ngõ đi vào miền Tây xứ Nghệ, ngắm những dải núi rừng xanh trùng điệp, Những cánh rừng bạt ngàn tựa lưng vào dãy Trường Sơn lừng lững, vững chãi. Rừng phát triển xanh tốt được kỳ vọng sẽ là sức bật để huyện miền núi này chuyển mình, cất cánh. Sớm đưa Con Cuông trở thành trung tâm kinh tế- Văn hóa của vùng Tây Nam Nghệ An .


Bài, ảnh: Phùng Văn Mủi

(Huyện ủy Con Cuông Nghệ An)



THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CON CUÔNG
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Con Cuông
Chịu trách nhiệm nội dung: Lô Văn Thao -  Chủ tịch UBND Huyện

Trụ sở: Khối 2 - Thị trấn Con Cuông - huyện Con Cuông, Nghệ An
Điện thoại: 0238.3 873 104 - Email: concuong@nghean.gov.vn