image banner
Vì sao cây chè công nghiệp chưa đến được vùng tả ngạn Con Cuông
Trong đề án trồng mới 750 ha chè Công nghiệp của huyện Con Cuông đã được Tỉnh Nghệ An phê duyệt, hầu hết diện tích được triển khai tại 5 xã vùng tả ngạn là: Thạch Ngàn, Mậu Đức, Đôn Phục, Cam Lâm và Bình Chuẩn. Theo thống kê dân số tại đây có 4.009 hộ với 20.613 khẩu với tổng diện tích tự nhiên là 20.122,58 ha, vùng thổ nhượng tại 5 xã này có đồi núi đất thấp rất phù hợp với cây chè. 

Trong đề án trồng mới 750 ha chè Công nghiệp của huyện Con Cuông đã được Tỉnh Nghệ An phê duyệt, hầu hết diện tích được triển khai tại 5 xã vùng tả ngạn là: Thạch Ngàn, Mậu Đức, Đôn Phục, Cam Lâm và Bình Chuẩn. Theo thống kê dân số tại đây có 4.009 hộ với 20.613 khẩu với tổng diện tích tự nhiên là 20.122,58 ha, vùng thổ nhượng tại 5 xã này có đồi núi đất thấp rất phù hợp với cây chè.

Mặc dầu trong 5 năm qua, Huyện Con Cuông đã tăng cường làm tốt công tác phân khai kế hoạch sản xuất cho các xã; Tổ chức cho nhân dân đi tham quan học tập cả trong và ngoài Tỉnh; Tập huấn kỹ thuật trồng chè cho nhân dân; Huy động lực lượng trong huyện đào rãnh, thuê máy cày làm đất. Năm 2009 đã triển khai trồng được trên 150 ha, nhưng cả do thời tiết nắng nóng và chủ yếu là do bà con không mặn mà với cây chè, nên trong tổng số chè đã trồng được trước đây đã bị chết . Năm 2010, Huyện tiếp tục vận động bà con tiếp tục đào rãnh, chuẩn bị cây giống, nhưng cho đến hết năm chưa trồng thêm được bầu chè nào. Năm 2011, trong chương trình trồng mới 150 ha chè vụ thu-đông, diện tích bố trí các xã vùng tả ngạn chỉ chưa đầy 30 ha, nhưng đến nay chỉ có xã Thạch Ngàn nhờ sự chỉ đạo kiên quyết cũng mới tiến hành đào rãnh được một ít, các xã còn lại gần như chưa động tĩnh gì? Và, từ năm 2011 đến nay đề án đưa cây chè sang vùng tả ngạn gần như bị phá sản. Khi đi sâu vào tìm hiểu, chúng tôi thấy do nhân dân không mặn mà với cây chè bởi 3 lý do sau:

Tập quán sản xuất tự nhiên còn nặng trong nhân dân:

Theo thống kê toàn bộ nhân dân 5 xã tả ngạn có 20.613 khẩu, gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, tâm lý của bà con vẫn nặng theo phong tục muốn trở về sản xuất nương rẫy, Phát dăm ha rẫy phải đầu tư nặng công phát, phát xong coi như hoàn tất cơ bản việc sản xuất, chờ nắng khô, đem lửa đốt cháy, sau vài ngày mang dụng cụ đến chọc trỉa gieo hạt xuống là xong. Sau đó chỉ cần con dao phát vài cành chồi, lộc và chờ thu hoạch. Khi có chủ trương đưa cây công nghiệp vào trồng, một số bà con muốn trồng sắn hay trồng mía vì dễ làm và chỉ nặng công thu hoạch. Trồng Sắn, trồng mía chỉ cần khâu làm đất, rồi làm cỏ qua loa, chờ đến cuối năm thuê hoặc mượn thêm nhân lực làm ồ ạt trong dăm ba ngày, gọi xe đến bán lấy một cục tiền vài triệu. Còn trồng chè ngay từ khâu làm đất, đào rãnh xong chờ cả tháng mới xả rãnh, rồi đem bầu trồng, rồi cỏ giả chăm tưới sau vài năm mời thấy sản phẩm. Tư tưởng dễ làm, khó bỏ còn ăn sâu trong tâm thức của bà con, muốn đưa cây chè vào vùng sâu, vùng xa đồng bào các dân tộc thiểu số cần tập trung tuyên truyền, nhất là phá bỏ tập quán sản xuất tự nhiên, hướng bà con biết sản xuất hàng hoá, mà hình thành các nông trường hay tập đoàn quân đội sản xuất kinh tế làm mẫu cho bà con là cách làm thay đổi nhận thức trực tiếp cần quan tâm và cần tiến hành ngay.


Thu hoạch chè bằng máy công nghiệp. Ảnh Vi Nhẫn

Tư tưởng chịu khổ, không chịu khó còn nặng trong nhân dân:

Một đặc điểm mà ta thường thấy ở nhân dân Nghệ An nói chung, bà con các dân tộc thiểu số nói riêng là tư tưởng chịu khổ không chịu khó còn khá phổ biến. Một anh bạn tôi đem câu chuyện của bà con ra kể rằng: Cây Mắc khẻn ( Tiêu rừng) trước đây có rất nhiều trong rừng Con Cuông, có khi ngay cạnh nhà mình, để thu hái quả của nó, bà con chỉ biết đốn cả cây đổ xuống để hái quả về treo bếp, khi cần dùng đem rang khô giã bột để dùng. Bằng cách đốn cây lấy quả như thế, cứ mỗi năm đốn một vài cây, để bây giờ cây mắc khẻn ở Con Cuông gần như bị tuyệt chủng, Giá như trước đây họ tìm cách hái quả, bảo vệ cây thì đâu đến nỗi .Trở lại việc phát rẫy, Họ giam mình trong rừng cả tháng để phát rẫy, chặt, hạ cả bạt ngàn cây rừng đến phồng rộp, chai cả bàn tay họ chịu được. Trong khi bà con thấy trồng chè tuy chưa phải huy động lao động nặng nhọc nhiều, nhưng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao như: Ngồi tỉa tót từng mầm chè, bóc từng túi ni lon, hay nhặt nhạnh từng búp chè. Bầu giống khi xuất trại giống về cần ươm bầu tiếp, phải chăm tưới nhiều, khi đem trồng phải xả rãnh, sức lao động bỏ ra không lớn nhưng tính kỹ thuật cao, phải tỉ mỉ, thận trọng, Rồi trong quá trình chăm bón đòi hỏi phun thuốc trừ sâu hại, quá trình thu hái hàng ngày, phải lựa chọn một tôm hai lá, gặp thời tiết thuận lợi còn được vài ba tạ bõ công đi nhập, gặp khi nắng nóng hay chè cuối mùa chỉ vài ba yến, hay dăm bảy cân không bõ công đi thu hái làm cho bà con không thích. Tư tưởng của bà con các dân tộc thiểu số làm cái gì cũng theo mùa, tư tưởng vừa làm, vừa chơi, hay làm chơi ăn thật và kiểu mì ăn liền đã ăn sâu trong tiềm thức, muốn thay đổi nó cần có một cuộc cách mạng hoặc ít nhất cũng cần một thời gian làm chuyển đổi dần ý thức, không thể ngày một, ngày hai mà được. Gần đây nghe ra phong trào trồng rừng nguyên liệu giấy có vẻ như phù hợp với tập quán của bà con nên vận động dễ hơn, hiệu quả hơn vì trồng rừng vừa dễ, đầu tư công sức chăm tưới ít.


Cây chè cây xóa đói giảm nghèo ở thôn Tân Lập xã Bồng Khê. Ảnh: Phùng Văn Mùi

Điều cần phải thấy là: Trong thời gian qua sự hỗ trợ của Nhà nước qua chính sách ưu việt cho hộ nghèo, người nghèo càng tăng thêm tư tưởng trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào Đảng và Nhà nước, càng làm khó khăn thêm việc chuyển đổi nhận thức, nhất là việc sản xuất hàng hoá đối với bà con dân tộc thiểu số. Đã có ý kiến cho rằng muốn làm gì với miền núi, vùng dân tộc thiểu số hãy chờ khi không còn chương trình 135-Cp; 134-CP...

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin mượn câu nói của Lê Nin rằng: “Hãy để người nông dân tự mình suy nghĩ trên đám ruộng của họ!” mà nông dân các dân tộc thiểu số chắc cũng không phải là ngoại lệ?!

Bài, ảnh: Phùng Văn Mùi

(Thị trấn Con Cuông Nghệ An)

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CON CUÔNG
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Con Cuông
Chịu trách nhiệm nội dung: Lô Văn Thao -  Chủ tịch UBND Huyện

Trụ sở: Khối 2 - Thị trấn Con Cuông - huyện Con Cuông, Nghệ An
Điện thoại: 0238.3 873 104 - Email: concuong@nghean.gov.vn