Trong những
năm gần đây, ứng phó với biến đổi khí hậu thiên tai và dịch bệnh là một trong
những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu để đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội và ổn
định đời sống nhân dân. Huyện miền núi Con Cuông là địa phương chịu nhiều ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy, sạt lở, rét đậm, rét
hại nên đã luôn chủ động đưa ra nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do biến
đổi khí hậu gây ra.
Trong những
năm gần đây, ứng phó với biến đổi khí hậu thiên tai và dịch bệnh là một trong
những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu để đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội và ổn
định đời sống nhân dân. Huyện miền núi Con Cuông là địa phương chịu nhiều ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, lốc xoáy, sạt lở, rét đậm, rét
hại nên đã luôn chủ động đưa ra nhiều giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do biến
đổi khí hậu gây ra.
Bản Mét, xã Lục Dạ, huyện Con Cuông có hơn 42 ha đất sản
xuất. Trước đây, do không có hệ thống tưới tiêu, đập thủy lợi, mỗi năm thôn bản
chỉ sản xuất được 2 vụ. Năng suất cũng chỉ đạt bình quân khoảng 50-55 tạ /ha. Từ
năm 2015, Nhà nước đầu tư công trình đập Phai Mèn với chiều dài đập 100m, chiều
cao 3m để điều tiết lượng nước mùa nắng nóng và mùa mưa lũ. Từ khi đưa đập Phai
Mèn vào sử dụng, năng suất lúa bình quân của bản tăng lên 65-70 tạ/ha, đồng thời
còn chủ động được nguồn nước để làm thêm 1 vụ với nhiều loại cây trồng như ngô,
bí xanh, rau sạch, dưa hấu.
Bản Mét xã Lục Dạ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh gối vụ hiệu quả nhờ chủ động nguồn nước tưới tiêu và ứng phó với biến đổi khí hậu
Lục Dạ là một trong hai xã có diện tích trồng cây
lương thực, hoa màu lớn nhất của huyện Con Cuông với tổng diện tích 570 héc ta.
Đây cũng là địa bàn chịu nhiều thiệt hại nhất do mưa lũ, lốc xoáy và nắng hạn.
Bởi vậy, công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm
vụ được quan tâm hàng đầu để đảm bảo sản xuất và đời sống cho nhân dân. Bên cạnh
việc xây dựng hệ thống đập tràn, kênh mương thủy lợi, xã Lục Dạ còn tuyên truyền
người dân chủ động nắm bắt tình hình thời tiết, đẩy nhanh mùa vụ, rút ngắn thời
gian canh tác, đa dạng hóa các loại cây trồng.
Người dân chủ động phòng chống rét cho cây trồng vật nuôi
Đối với các
vùng chuyên canh cây rau màu, cây dược liệu, chú trọng mở rộng diện tích các loại
rau ăn lá, lấy củ, quả an toàn đồng thời ứng dụng công nghệ cao như hệ thống tưới
tiêu, phủ ni lông hoặc trồng nhà kính là các giải pháp để ứng phó biến đổi
khí hậu và mang lại hiệu quả kinh tế.
Đường giao thông bị hư hỏng do mưa lũ
Với những
diễn biến khó lường do biến đổi khí hậu như mưa lũ, lốc xoáy, nắng hạn, rét đậm
rét hại ngày càng diễn ra trên diện rộng, gây hậu quả và thiệt hại lớn cho nhiều
địa phương. Thực tế đó đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho công tác phòng
chống cháy rừng, phòng chống hạn hán, lụt bão, sạt lở đất đai, nhà ở, phòng chống
rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Do đó, huyện miền núi Con Cuông luôn phải
chủ động, kịp thời triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với thiên tai, dịch bệnh,
biến đổi khí hậu.
Cánh đồng lúa bản Pha xã Yên Khê
Có thể thấy,
việc chuyển đổi mô hình canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi, ứng dụng
khoa học công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, đầu tư hệ thống kênh mương thủy
lợi và quy hoạch vùng tập trung là những giải pháp hiệu quả góp phần nâng
cao giá trị sản phẩm, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, đảm bảo đời
sống cho nhân dân huyện miền núi Con Cuông.
Thu
Trang- Quang Huy