Sở khoa học công nghệ tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo mô hình chế biến sản phẩm cao, trà hòa tan từ cây dược liệu tại huyện Con Cuông
Sáng
ngày (7/6), Sở khoa học công nghệ tỉnh Nghệ An phối hợp với huyện Con Cuông và
công ty cổ phần dược liệu Pù Mát tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả của mô hình
chế biến sản phẩm cao, trà hòa tan từ cây dược liệu Cà gai leo, Dây thìa canh,
Giảo cổ lam, Mướp đắng rừng. Tham dự có
ông Hoàng Nghĩa Nhạc- Giám đốc Sở khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An. Đại diện Sở NN&PTNT Nghệ An; Sở Y tế Nghệ An; Sở Công thương;
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An; Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm
sản và Thủy sản Nghệ An; Công ty CP Dược vật tư y tế Nghệ An; UBND huyện Con Cuông.
Toàn cảnh buổi hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo
Để
khai thác tốt tiềm năng lợi thế về các loài cây dược liệu quý hỗ trợ tốt cho sức
khỏe cộng đồng trong các bệnh liên quan đến gan, thận, tiểu đường, huyết áp, đẹp
da, giảm cân, ngủ ngon…Đồng thời xây dựng sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa
phương gắn liền với các sản phẩm du lịch ở Con Cuông, tạo thu nhập cho người dân. Sở Khoa học công
nghệ tỉnh Nghệ An đã xây dựng mô hình chế biến sản phẩm cao, trà hòa tan từ cây
dược liệu với quy trình ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại.
Vùng nguyên liệu trồng dây thìa canh và lá tía tô
Mô
hình được triển khai từ tháng 7 năm 2020 gồm các nội dung: Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến
cao, trà hòa tan, đào tạo, tập huấn quy trình công nghệ, đảm bảo an toàn thực
phẩm, xây dựng được mô hình sản xuất cao, trà hòa tan từ một số cây dược liệu
Cà gai leo, Dây thìa canh, Giảo cổ lam và Mướp đắng rừng, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và công bố
chất lượng sản phẩm cao dược liệu, trà dược liệu hòa tan. Kết quả của mô hình đã sản xuất được 1.000 kg cao và 150 kg trà
hòa tan, đảm bảo các yêu cầu, đảm bảo an
toàn thực phẩm theo quy định của Bộ y tế. Đồng thời đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và công bố chất lượng cho
02 sản phẩm cao và 02 trà hòa tan từ 04 loài cây dược
liệu theo Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ.
Các đại biểu tham quan hệ thống máy tán bột trà hòa tan
Mô
hình đã bước đầu khẳng định việc sản xuất cao và trà hòa tan theo quy trình mới
tự động khép kín giảm được thời gian, chi phí và nhân công. Chất lượng sản phẩm
cao được nâng lên như thơm hơn, màu đặc trưng của dược liệu không bị cháy khét;
Cao sánh mịn và tan hoàn toàn sau khi pha; đạt các chỉ tiêu vi sinh, thời gian
bảo quản lâu hơn, trà hòa tan hạt cốm có màu đẹp, đồng đều, tỷ lệ thu hồi hạt
cao… Mô hình chế biến các sản phẩm cao, trà hòa tan từ cây dược liệu tại
huyện Con Cuông đã đa dạng hóa sản phẩm mới có giá
trị kinh tế
hỗ trợ sức khỏe cho người tiêu dùng sẽ mở ra hướng phát triển trồng cây dược liệu
một cách bền vững, mở rộng vùng trồng dược liệu với quy mô lớn, tạo thêm công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho doanh
nghiệp và người dân trên địa bàn huyện Con Cuông.
Tường Vi- Quang
Huy