20/10/2015
Con Cuông đưa các cây trồng có hiệu quả vào sản xuất.
Nhằm thay thế các cây trồng kém năng suất, từng bước tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người nông dân. Những năm gần đây huyện Con Cuông huyện Con Cuông đã chủ động đưa các giống cây con có năng suất sản lượng cao vào sản xuất, đặc biệt đưa các giống cây trồng chủ lực vào thay thế các cây trồng kém hiệu quả.
Nhằm thay thế các cây trồng kém năng suất, từng bước tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người nông dân. Những năm gần đây huyện Con Cuông huyện Con Cuông đã chủ động đưa các giống cây con có năng suất sản lượng cao vào sản xuất, đặc biệt đưa các giống cây trồng chủ lực vào thay thế các cây trồng kém hiệu quả..
Nếu như trước đây vùng đất rộng gần 5 sào của gia đình Anh Trịnh Xuân Tạo ở Thôn Quyết Tiến xã Chi Khê chỉ để trồng các cây màu ngắn ngày, kinh tế mang lại không được là bao. Vì vậy làm sao thay đổi tư duy, cách làm ăn để tìm hướng thoát nghèo nâng cao thu nhập cho gia đình, đó là điều mà anh luôn suy nghĩ. Sau khi được tham quan, học hỏi đúc rút kinh nghiệm qua báo, Đài. Năm 2012 anh đã mạnh dạn cải tạo toàn bộ diện tích trước đây, đưa cây bưởi vaò trồng. Và cũng chính anh là người đầu tiên đưa giống bưởi Phúc Trạch vào trồng trên địa bàn. Giống bưởi này được mua từ Hà Tĩnh, nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, nên chỉ sau 3 năm trồng và chăm sóc đến nay 135 gốc bưởi bước đầu đã cho thu nhập . Giá bán ra thị trường từ 30.000 - 50 .000đ/1 quả, mỗi cây có từ 50-60 quả, đây là 1 nguồn thu khá lớn đối với gia đình. Bên cạnh đó anh còn đầu tư trồng 100 gốc táo lai nay đã cho thu hoạch. Anh cho biết trồng Bưởi và Táo công chăm sóc ít, đỡ sâu bệnh, kinh tế mang lại cao gấp 3-4 lần so với làm màu trước đây. Những cây ăn quả làm ra dễ tiêu thụ, đến mùa thu hoạch các thương lái trực tiếp thu mua tại vườn.
![](https://storage-vnportal.vnpt.vn/nan-ubnd/1/1545/oldimg/201510/eea171004a465ac0b4defe162339e27d/b.jpg)
Mô hình trồng bưởi của anh Trinh Xuân Tạo thôn Quyết Tiến xã Chi Khê
Con đối với Ông Nguyết Viết Hùng với diện tích 16.000m2 trước đây trồng chè , do thời tiết nắng hạn nhiều năm chè mất trắng. Sau nhiều lần trăn trở anh đã mạnh dạn chuển đổi toàn bộ diện tích sang trồng cam hàng hóa. Đến nay anh đã có 600 gốc cam, 50 gốc bưởi Hồng tiến. cho thu bói lứa đầu, ước đạt 5-6 tấn quả, trừ chi phí anh thu về gần 100 triệu đồng. Không bao lâu nữa vườn cây ăn quả cuả anh sẽ cho thu nhập hàng trăm triệu đồng, sẽ cao gấp nhiều lần so với trồng chè trước đây. Bên cạnh chú trọng phát triển cây ăn quả, anh còn đầu tư phát triển chăn nuôi như trâu, bò, dê.
Những năm qua huyện Con Cuông tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. song hành với đó có những chính sách hỗ trợ về cây, con giống. Chính vì bằng nhiều cách làm cụ thể, nông dân trong huyện đã chuyển đổi trên 300 ha cây trồng kém hiệu quả như Chè, cây màu, lúa, ngô giống địa phương sang trồng các giống cây ăn quả như cam, táo, bưởi và các giống lúa, Ngô có năng suất chất lượng cao, nên năng suất và sản lượng các loại cây trồng đều tăng cao so với trước.
Nhờ biết tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, cùng với việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây, con mới vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả như ở Chi Khê, Bồng Khê. Đây sẽ là điều kiện và cơ hội để Con Cuông làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, vươn lên phát triển một cách toàn diện.
Bá Hậu- Vi Nhẫn