image banner
Sức sống mới ở nông thôn miền núi Con Cuông
          Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống cho bà con nông dân, giảm độ chênh lệch giữa vùng nông thôn và thành thị. Nhìn lại sau 4 năm thực hiện chương trình này ở huyện miền núi Con Cuông đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy nông thôn ở Con Cuông ngày càng khởi sắc, tạo nên một sức sống mới cho đồng bào các dân tộc ở miền núi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cần sự nỗ lực của mỗi người dân để Con Cuông tạo bước đột phá trong giai đoạn hiện nay.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống cho bà con nông dân, giảm độ chênh lệch giữa vùng nông thôn và thành thị. Nhìn lại sau 4 năm thực hiện chương trình này ở huyện miền núi Con Cuông đã nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy nông thôn ở Con Cuông ngày càng khởi sắc, tạo nên một sức sống mới cho đồng bào các dân tộc ở miền núi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cần sự nỗ lực của mỗi người dân để Con Cuông tạo bước đột phá trong giai đoạn hiện nay.

Ban đầu rất nhiều người nghĩ rằng việc xây dựng nông thôn mới sẽ nan giải và khó có thể hoàn thành theo các tiêu chí đề ra vì huyện Con Cuông có nền kinh tế phát triển thấp, manh mún, tỷ lệ hộ nghèo rất cao năm 2011 là khoảng 46,7%, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nhiều. Huyện có 11/13 xã khó khăn thì trong đó có 9 xã đặc biệt khó khăn.

Năm đầu tiên huyện Con Cuôngđộng thực hiện phong trào trong đó có ba xã thực hiện điểm là Chi Khê, Yên Khê và Lục Dạ. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền cũng như dân vận khéo nên mọi chủ trương, Nghị quyết đưa ra đều hợp lòng dân, được bà con nông dân hưởng ứng sôi nổi. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, một số tiêu chí được triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Ở bản Nưa xã Yên Khê Ông Vi Văn Lượng người Bí thư Chi bộ là một trong những người đi tiên phong trong phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, được bà con trong huyện nể phục , học tập và làm theo. Thể hiện tinh thần đoàn kết , chung sức đồng lòng, của nhân dân đối với đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Về Bản Nưa hôm nay , đường làng ngõ xóm phong quanh sạch đẹp, nhà văn hóa thôn bản khang trang vừa khánh thành xong cách đây chưa đầy một tháng, cuộc sống bà con đã ổn định. Trong bản chỉ còn 8 hộ nghèo, phong trào thi đua sản xuất, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc thực hiện sôi nổi có hiệu quả, phong trào khuyến học khuyến tài ngày càng phát triển, số học sinh đậu vào các trường cao đẳng đại học năm sau luôn cao hơn năm trước.

Không chỉ là xã có đường bê tông đẹp mà kinh tế xã nhà phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, đến với xã Yên Khê không thể không nói đến thương hiệu Chè , Cam Yên Khê cho thu nhập cao.

Những con người vượt qua mọi khó khăn tự mình nỗ lực vươn lên đóng góp cho thương hiệu chè Yên Khê chính là bà con người Nùng ở bản Tân Hương.

Năm 1996 có 23 hộ người Nùng ở cao bằng đã di dân vào vùng kinh tế mới ở Con Cuông họ đã lăn lộn vất vả bộn bề khó khăn trong sinh hoạt và giao tiếp nhưng với phẩm chất chăm chỉ cần cù và kiên trì hơn 30 ha đồi chè đã hình thành và hiện nay cho thu nhập ổn định bình quân 70 triệu đồng/ha/năm.ông Nông Văn Sáng- Bản Tân Hương xã Yên Khê huyện Con Cuông nói:(quê tôi ở là vùng núi đá, bà con chủ yếu sản xuất chính cây ngô, nếu so sánh vào đây là hơn hẳn đi lại đường xá cầu cống trường học bệnh viện đi gần, như ở ngoài quê, cấp 2 phải đi 10 cây số, cấp 3 4-5 cây số. Thu nhập bầy giờ tương đối ổn định nhờ cây chè. Trong làng có 4-5 thu nhập trên dưới 100 triệu.)

Nhận thấy chè thích hợp với điều kiện khi hậu địa phương, bà con các bản trong xã cùng trồng chè, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng một lần nữa trở thành phong trào, giờ đây nhà nào cũng có vườn chè cho gia đình mình.

Hay như những vườn cam quả ngọt, mỗi vụ cam được thương lái kéo nhau vào tận vườn thu mua , trung bình mỗi năm thu về được 500 triệu đồng/ ha.

Phát triển kinh tế từ chè, cam, lúa theo kỹ thuật mới có hiệu quả không dừng lại ở đó xã còn thực hiện hiệu quả các mô hình dự án triển khai như trồng nấm, nuôi dê, chăn nuôi lợn hàng hóa. Từ thành công của mô hình mẫu bà con tiếp tục nhân rộng ra mang lại thu nhập o ccho gia đình.

Sự khởi sắc đi lên từng ngày, Yên Khê chuyển mình tạo ra một vùng quê nông thôn đổi mới, văn minh đồng thời không quên việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người Thái. Phát huy những thế mạnh đó, Yên Khê đã xây dựng bản Nưa thành khu du lịch cộng đồng, với 10 hộ đăng ký tham gia phục vụ du khách từ ẩm thực với phong phú các món ăn đặc sản miền quê, chỗ nghỉ ngơi, thành lập câu lạc bộ dân ca Thái và tạo điều kiện cho du khách chiễm ngưỡng vẻ đẹp huyền thoại của Thác Kèm, Hang động Nàng Màn và suối nước Mọc.

Môi trường yên bình gắn bó với thiên nhiên rừng núi ngày càng được con người hướng tới, chiều chiều bà con tại các bản làng lại có nhiều hoạt động vui chơi thể thao sau những ngày lao động mệt nhọc, không gian sân bãi hay nhà văn hóa cộng đồng đều đáp ứng nhu cầu sinh hoát tinh thần cho bà con. Thắp lửa thêm cho mối đoàn kết gắn bó của tình làng nghĩa xóm.

Năm 2015, huyện Con Cuông đăng ký Yên Khê là xã về đích trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Với các tiêu chí đề ra, hiện nay Yên Khê là xã dẫn đầu huyện với 15/19 tiêu chí. Ông Vi Xuân Đậu- Chủ tịch UBND xã Yên Khê huyện Con Cuông cho biết:

(Để thực hiện về đích năm 2015, xã đã có kế hoạch xây dựng lộ trình để thực hiện trong năm 2015.

Về giao thông huy động nguồn lực của nhân dân, cát sỏi đã có hỗ trợ xi măng của nhà nước. Còn về văn hóa, hiện tại chúng tôi có 8/9 thôn bản có nhà văn hóa đạt chuẩn có sân chơi, tùy nhiên riêng bản tờ mặc dù đã có nhà văn hóa nhưng chưa đạt chuẩn, trong năm 2015 cũng đã xây dựng kế hoạch.

Riêng về môi trường trong năm 2015 chúng tôi đã có quy hoạch nhưng thực hiện thì chưa chúng tôi, giao cho Hội phụ nữ phụ trách vận động mỗi gia đình đều xây hố chứa rác tại vườn nhà của mình. Tiêu chí hộ nghèo cũng rất khó khăn nhưng với tình hình phát triển kinh tế của xã cũng không đáng lo ngại. )

Cách xa trung tâm huyện 15km xã Lục Dạ có trên 75% đồng bào người Thái, trước đây bà con chủ yếu sống dựa vào phát nương làm rẫy, kỹ thuật canh tác lúa còn nhiều hạn chế, năng suất thấp vì hệ thống kênh mương thủy lợi tưới tiêu nội đồng không đảm bảo, gặp những ngày hạn hán thiếu nước coi như năm đó lúa mất mùa. Tỷ lệ hộ nghèo năm đầu tiên thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là 71%.

Trước thực trạng gặp nhiều khó khăn đó nhưng Đảng ủy- UBND – MT và các đoàn thể không nản lòng vẫn quyết tâm triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới. Xác định để phát triển kinh tế trước hết tạo cơ sở hạ tầng giúp bà con thuận lợi trong đi lại. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm Nhà nước đã hỗ trợ rất nhiều xi măng người dân đóng góp ngày công và cát sỏi. Những con đường liên thôn liên xã hình thành, đã tạo động lực cho bà con xây dựng cuộc sống mới. Cùng với đó các phong trào phát triển rộng khắp như phong trào sạch làng tốt ruộng của Hội nông dân, 5 chuồng 3 hố của Hội phụ nữ, phong trào làm phân xanh của Hội cựu chiến binh, đã góp phân giữ gìn môi trường sạch đẹp, đảm baỏ sức khỏe cho con người.


Xây dựng đường giao thông nông thôn

Xã phôi hợp với Ban chỉ đạo nông thôn mới của huyện, thực hiện thành công các mô hình mẫu về chăn nuôi vịt bầu và trồng bí xanh, dệt thổ cẩm, nuôi lợn thịt tại các bản Bản Mét, Bản Trung Thành, Yên Thành, Liên Sơn, Kim Đa, Hồng Sơn. Sau 4 năm, những mô hình kinh tế trên đã bắt nhịp với sức tiêu dùng trên thị trường nay được nhận rộng thêm, bà con lại càng phấn khởi vì tìm được loại cây con phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Đã có hàng chục hộ ở bản Mét trồng bí xanh với thu nhập từ 20 tấn/ha lãi ròng 23 triệu đồng/ha, mô hình vịt bầu ban đầu 30 hộ tham gia nay nhân rộng được 50 hộ.

Riêng sản xuất lúa nước đã được bà con chú trọng, không còn sống dựa vào rừng, làm ảnh hưởng đến taì nguyên rừng nữa, nhờ đầu tư hệ thống kênh mương mà đến nay, xã Lục Dạ thuộc 1 trong 6 xã có hệ thống thủy lợi đạt chuẩn nông thôn mới. nếu như trước kia không áp dụng theo kỹ thuật mới năng suất bình quân chỉ đạt 62 tạ/ha, nay tăng lên 68 tạ/ha.

Nếu như Yên Khê có lúa chè, cam, nấm, hành tăm, chăn nuôi trâu bò, lợn, dê, Lục Dạ có chăn nuôi vịt bầu, trồng bí xanh, chăn nuôi lợn hàng hóa và các loại dưa, dệt thổ cẩm thì Chi Khê phát triển sản xuất rau sạch và cây ăn quả.

Nói đến xã Chi Khê không thể không nhắc đến hai thôn trồng rau chuyên canh truyền thống là Quyết Tiến và Tiến Thành, nhờ biết cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vùng chuyên canh 30 ha đã cung cấp một lượng lớn thị trường rau hàng hóa với các loại củ quả đậu bắp, tau cải, đậu cô ve, rau diếp, cà, dưa leo trung bình thu hoạch 90 tấn/ha/vụ. Vụ Đông năm nay, Chi Khê là 1 trong 5 xã của huyện triển khai mô hình trồng khoai lang trên đất hai lúa

Thu hoạch khoai trên đất lúa

Nếu như trước đây, bà con thường chỉ sản xuất lúa mỗi năm hai vụ, vụ Đông phần lớn trồng một ít ngô hoặc có những gia đình để hoang ruộng đất. Để cải tạo đất, thâm canh kết hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mô hình khoai lang vụ Đông triển khai tại xã Chi Khê. Mục đích của mô hình này để đất ruộng được kín mùa, bà con có thể thu hoạch các loại nông sản quanh năm phù hợp với thời tiết, nông lịch. Đồng thời mang lại thu nhập thêm, kết hợp chăn nuôi có hiệu quả.

Rồi mô hình cây đại táo, xen ổi, bưởi theo kỹ thuật mới của sở Khoa học công nghê cho thu hoạch trung bình mỗi cây năm thứ nhất cho 7.7kg. Chất lượng quả tròn to và ngọt. Được người tiêu dùng ưa thích.

Hay như mô hình cải tạo bò sinh sản kết hợp trồng cỏ VA06 tại bản Lam Khê. Đây là giống bò địa phương được lai tạo theo công nghệ của sở khoa học, vật nuôi có sức kháng thể tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở miền núi.

Dự án triển khai 15 con bò địa phương cho 15 hộ nuôi, trong đó có gia đình ông Lương Bá Duyệt, với điều kiện chăm sóc tốt sau hơn hai năm bò cái đã sinh sản được 2 chú bê con. Gia đình phấn khởi. Từ hiệu quả mang lại của dự án, giúp cho gia đình có thêm thu nhập, có điều kiện đầu tư thêm chuồng trại, mở rộng quy mô sản xuất. từ chỗ chỉ chăn nuôi vài con nhỏ lẻ để phục vụ cày kéo sản xuất nay có thể mở rộng tạo thành hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần

Phát huy ngành nghề truyền thống gắn liền với phong tục văn sắc văn hóa dân tộc Thái, nghệ dệt thổ cẩm lâu nay được bà con làm ra phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng, mang laị thêm thu nhập cho bà con trong những lúc nông nhàn. Ngày 17 tháng 11 năm 2014, xã Chi Khê được UBND huyện Con Cuông quyết định công nhận làng có nghề tại bàn Liên Đình.

Giáp với Thị trấn là xã có nhiều điều kiện thuận lợi hơn các xã trong huyện về thực hiện chương trình nông thôn mới. Nhất là phong trào làm đường giao thông, ngoài các nguồn vốn đầu tư xã còn vận dụng chương trình làm đường trích từ quỹ quản lý bảo vệ đất trồng lúa theo nghị định 42 của thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn kiểu mới thì xã Chi Khê không gặp ít những khó khăn tuy nhiên đến thời điểm này là xã đạt 10/19 tiêu chí. Là một xã có thiết chế văn hóa, giáo dục khá phát triển.

Nhìn lại chặng đường 4 năm xây dựng nông thôn mới bên cạnh những thành tựu đáng kể thì có nhiều khó khăn, một trong những khó khăn nhất đó là do điều kiện của nhiều hộ gia đình khó khăn nên không thể đủ điều kiện nhân rộng từ mô hình mẫu. Do đó rất cần ý thức tự giác sự nỗ lực vươn lên của chính các hộ gia đình.

Tiêu biểu có bà con bản Diềm xã Châu Khê huyện Con Cuông, những ngày này bà con bản Diềm thấy nhịp điệu cuộc sống nơi đây khác hẳn với sự buồn tẻ, nghèo khó hằng ngày, bởi từ khi có cây cầu bắc qua bản, trên khuôn mặt mỗi người bừng lên sự phấn khởi. Nhờ có cầu cuộc sống của bản Diềm thay đổi và ngày càng phát triển.

Bản Diềm có 156 hộ với hơn 900 nhân khẩu, bà con thuộc 100% người dân tộc Thái, là một bản thuộc vùng biên giới xã Châu Khê huyện Con Cuông.

Trước đây bản có tới hơn 70% hộ nghèo, cuộc sông chủ yếu dựa vào phát nương làm rẫy, bản lại cách xa bản chính một con suối lớn vì vậy việc đi lại của bà con không thuận lợi. Các em học sinh phải nghỉ học giữa chừng do mưa lũ, nước suối dâng cao không thể sang trường học được.

Nay niềm vui được nhân lên gấp bội không những có cầu mà điểm trường lẻ bằng nhà tranh vách nứa cũng đang được thay mới bằng phòng học kiên cố trên kín dưới bền, các em học sinh không còn chịu từng đợt lạnh giá với những cơn gió run lên cầm cập, hay phải lấy chậu hứng nước mưa do mái nhà bị dột nữa.

Việc sản xuất chăn nuôi trồng trọt cũng được thay đổi với việc áp dụng phương thức kỹ thuật mới, thâm canh tăng vụ. Thay vì phát nương làm rẫy nay bà con trồng keo để bán mang lại thu nhập cho gia đình lại giữ được rừng, thức ăn chăn nuôi lợn không chỉ có rau chuối hằng ngày còn được thêm thức ăn của nhà máy vận chuyển về tận bản.

Nghề truyến thồng đan lát của bà con cũng được phát huy, sẵn có các nguyên liệu dồi dào tại địa phương, các sản phẩm như rổ rá,mâm, ghế mây với nhiều mẫu mã hoa văn gần gũi với thiên nhiên được các công ty hỗ trợ đánh giá cao và được thị trường ưa chuộng. Ban đầu chỉ có vài người nay tổ có 20 người tham gia. bà Lang Thị HoaTrưởng nhóm Đan Lát bản Diềm xã Châu Khê huyện Con Cuông25.10 được dự án oxfam Hồng Kông đưa ra dự hội chợ quốc tế tại Hà Nội để quảng bá sản phẩm, thấy khách hàng họ rất thích và ưa chuộng, có những công ty họ đặt hàng nhiều để sang năm 2015 mới làm sản phẩm cho họ, vì thời gian này lẩm các cô giáo ở Tương Dương con Cuông đặt hàng những rố rá để trưng bày chợ quê của nhà trường,mình làm ra đưa lại cho thu nhập cao cho hội viên trong nhóm, mình làm ra ghế bao nhiêu hết từng đó.Nhà mình có nguyên vật liệu sẵn có trong rừng, trời nắng thế này cho hội viên đi lấy. bán sản phẩm ra tích một số lại để làm quỹ để mua nguyên vật liệu và giúp cho những hội viên khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất chăn nuôi trồng trọt, nay quỹ được 10 triệu đồng rồi. Nhóm đã bán được 800 sản phẩm. Thu nhập mỗi hội viên 90 nghìn đồng.

Với việc triển khai xây dựng nông thôn mới, lồng ghép các chương trình dự án, hiện nay cuộc sống của bà con bản Diềm ngày càng phát triển tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 20%, tổng số diện tích rừng trồng là 38,5 ha, trâu bò ban đầu 365 con nay có 450 con, lợn từ chỗ nuôi tự cung tự cấp nay có nhiều gia đình đầu tư chuồng trại chăn nuôi lợn hàng hóa vì vậy từ 350 con nay là 472 con. Hiện nay bản Diềm đang được huyện Con Cuông xem xét công nhận làng có nghề. ông Nguyễn Thanh Bình- Chủ tịch UBND xã Châu Khê huyện Con Cuông cho biết:Châu khê là một xã vùng cao biên giới, trong đó dân tộc ít người chiếm trên 74%, trong quá trình xây dựng nông thôn mới đến nay cơ bản hoàn thành tiêu chí 8/19 nông thôn mới, bên cạnh thuận lợi gặp những khó khăn như địa hình phân tán, dốc hiểm trở, địa bàn xã rất rộng, chiếm 1/3 diện tích của huyện, đời sống đồng bào rất khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. do vậy trong quá trình tiến độ thực hiện chưa như mong muốn như cấp ủy Đảng chính quyền, theo như tinh thần của Nghị quyết Hội đồng nhân dân xã thứ 8 khóa 18, theo tinh thần cao nhất phấn đấu xã đạt chuẩn quốc gia Nông thôn mới năm 2020.

Trong 4 năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, huyện cũng đã kết hợp linh hoạt từ nguồn ngân sách lồng ghép của các chương trình dự án. Tổng kinh phí huy động nguồn lực từ trung ương đến địa phương là 754.759.331 nghìn đồng trong đó nhân dân đóng góp gần 25 tỷ đồng. Từ số vốn đó đã xây dựng mới trường học, nhà văn hóa cộng đồng, trụ sở ủy ban. Đến nay toàn huyện có 30/47 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ giai đoạn 1 và 2 trong đó có 5 xã hệ thống trường lớp đạt tiêu chuẩn của nông thôn mới là Lang Khê, Chi Khê, Yên Khê, Lục Dạ và Môn Sơn. 9/12 xã có trụ sở làm việc khang trang.


Nhà Văn hóa cộng đồng thôn Bản Nưa xã Yên Khê

Với sự hỗ trợ của Nhà nước đã hỗ trợ cho Con Cuông 12.258,4 tấn xi măng, Con Cuông đã thực hiện 293 km đường giao thông nội thôn, bê tông hóa được 84,09km. Xây mới 3,745km kênh mương, xây mới 4 đập thủy lợi, điện lưới quốc gia ngàng càng được nâng cấp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của 125 thôn bản trên toàn huyện. Xây dựng thành công 67 mô hình kinh tế mẫu có hiệu quả. Nếu như theo tiêu chí cũ huyện Con Cuông trước đây có 7 xã đạt trạm y tế chuẩn quốc gia, theo tiêu chí mới hiện nay Con Cuông có 4 xã: Cam Lâm, Lạng Khê, Bồng Khê, Môn Sơn.

Năm 2015, huyện Con Cuông phấn đấu 1 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Để sớm xây dựng nông thôn mới cho các xã còn lại thì huyện gặp nhiều thách thức cần khắc phục.

Kết hợp với dân vận khéo, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng chung sức của đồng bào các dân tộc huyện Con Cuông, đã hình thành lên mối liên kết: nông nghiệp- nông thôn- nông dân. Hiện nay huyện Con Cuông chỉ còn trên 32% tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới. Chắc chăn rằng chỉ sau 5 năm nữa, Con Cuông sẽ thay da đổi thịt, mỗi xã sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình trong mỗi loại cây con. Một khi, huyện miền núi Con Cuông sớm hình thành nhiều nông thôn kiểu mẫu thì chất lượng cuộc sống được nâng cao gần với thành thị trong nay mai./.

Tường Vi (Đài TT-TH Con Cuông)



THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CON CUÔNG
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Con Cuông
Chịu trách nhiệm nội dung: Lô Văn Thao -  Chủ tịch UBND Huyện

Trụ sở: Khối 2 - Thị trấn Con Cuông - huyện Con Cuông, Nghệ An
Điện thoại: 0238.3 873 104 - Email: concuong@nghean.gov.vn