1. Kết quả kiểm tra hiện trường, xác minh chủ quản lý, sử dụng đất:
- Tại tọa độ (X:503435; Y:2114879), thuộc lô 67, khoảnh 4, tiểu khu 761: sau khi xác minh thì chủ quản lý, sử dụng đất thuộc về hộ ông Lô Đức Hạnh, sinh năm 1972, trú tại bản Bãi Gạo, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An, được Ủy ban nhân dân huyện Con Cuông giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (số AE 749713) vào ngày 21 tháng 7 năm 2006, tại thửa đất số 67, tờ bản đồ số 01 (bản đồ địa chính giao đất lâm nghiệp 163/CP), với diện tích sử dụng là 11.474 m2. Mục đích sử dụng: đất rừng sản xuất. Trạng thái rừng khi giao: RSM (Ia). Theo Quyết định 682B/QĐTK ngày 01/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT) Ban hành kèm theo quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QP6-84), ký hiệu (Ia) là trạng thái chỉ có cây cỏ, lau lách hoặc chuối rừng (Có nghĩa khi giao đất cho hộ gia đình quản lý thì trên đất không có cây gỗ tự nhiên).
Về hiện trạng thực tế: sau khi kiểm tra hiện trường thì toàn bộ diện tích trên được hộ gia đình trồng toàn bộ Keo và Mét, cây Vải, cây Xoài xen lẫn rải rác một số cây Săng Lẻ có đường kính gốc từ 10 đến 30 cm.
- Tại tọa độ (X:503408; Y: 2114718), thuộc lô 22, khoảnh 4, tiểu khu 761 (Theo bản đồ kiểm kê rừng năm 2015): sau khi xác minh thì chủ quản lý, sử dụng đất thuộc hộ ông Kha Văn Thắng, sinh năm 1956, trú tại bản Bãi Gạo, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An, được Ủy ban nhân dân huyện Con Cuông giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (số AE 749739) vào ngày 21 tháng 7 năm 2006, tại thửa đất số 104, tờ bản đồ số 01 (bản đồ địa chính giao đất lâm nghiệp 163/CP), với diện tích sử dụng là 10.237 m. Mục đích sử dụng: đất rừng sản xuất. Trạng thái rừng khi giao: RSM (Ia). Theo Quyết định 682B/QĐTK ngày 01/8/1984 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT) Ban hành kèm theo quy phạm thiết kế kinh doanh rừng (QP6-84), ký hiệu (Ia) là trạng thái chỉ có cây cỏ, lau lách hoặc chuối rừng (Có nghĩa khi giao đất cho hộ gia đình quản lý thì trên đất không có cây gỗ tự nhiên).
Về hiện trạng thực tế: sau khi kiểm tra hiện trường thì toàn bộ diện tích trên được hộ gia đình trồng Mít (đường kính 30 cm), Xoài (đường kính 20 – 25 cm), Vải, Keo và xen lẫn cây Săng Lẻ.
2. Xác minh đối tượng đào cây Săng Lê
Sau khi xác định chủ quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất Hạt Kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương lấy lời khai của 2 hộ ông Kha Văn Thắng và hộ ông Lô Đức Hạnh, kết quả:
- Ông Lê Đức Hạnh khai nhận: sau khi được Nhà nước giao đất rừng sản xuất từ năm 2006, khi đó trên đất chỉ có lau lách và chuối nên gia đình đã phát dọn thực bì, đốt để trồng Mét ở phía dưới chân đồi còn phía trên trồng Keo. Sau thời gian cây Săng Lẻ mọc được gia đình bảo vệ tốt nên giữ được đến thời điểm hiện nay.
- Ông Kha Văn Thắng khai nhận: cũng giống ông Lê Đức Hạnh, được nhà nước giao đất rừng từ năm 2006, trạng thái chỉ có lau lách, cây cỏ. Sau khi xử lý thực bì, gia đình ông Kha Văn Thắng ở phía chân đồi làm mô hình trồng cây ăn quả gồm Mít, Vải, Xoài còn ở phía trên trồng keo. Còn đối với những cây Săng Lẻ sau một thời gian tự mọc gia đình để lại và bảo vệ đến thời điểm hiện nay
|
Công văn của huyện Con Cuông. |
3. Đối chiếu quy định khai thác gỗ thông thường:
Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, tại Điều 12 quy định “Khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng sản xuất là rừng trồng do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư; cây trồng phân tán, cây vườn nhà có tên trùng với cây gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên”
Đối với cây Săng Lẻ được quy định là loài thực vật rừng thông thường, mặt khác khi Nhà nước giao đất cho ông Lô Đức Hạnh và ông Kha Văn Thắng tại thời điểm đó thì trên đất không có cây gỗ (không có cây Săng Lê). Theo Điều 12 của Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản thì người dân có quyền quyết định việc khai thác gỗ trên diện tích đất rừng sản xuất do mình quản lý.
Cũng theo Khoản 2, Điều 12 Thông tư này nêu rõ “trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền gửi bản sao Bảng kê lâm sản đến cơ quan kiểm lâm sở tại để theo dõi, tổng hợp”.
Trong trường hợp này, hai hộ nêu trên đang trong quá trình đào cây Săng Lẻ (chưa hoàn thành việc đào cây) nên không vi phạm về quy trình khai thác là báo cáo cho kiểm lâm sở tại để tổng hợp, theo dõi.
4. Kết luận ban đầu:
Từ kết quả kiểm tra hiện trường, đối chiếu tờ bản đồ số 1 (Bản đồ địa chính giao đất lâm nghiệp theo NĐ 163/CP), Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (số AE 749713) của hộ ông Lê Đức Hạnh và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (số AE 749739) của hộ ông Kha Văn Thắng. Căn cứ tại Điều 12 của Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản thì hai hộ dân đào cây Săng Lẻ trên đất lâm nghiệp được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất là không vi phạm pháp luật; hai hộ dân đào cây Săng Lẻ đúng với vị trí mà UBND huyện Con Cuông đã giao đất, cấp giấy chứng nhận QSD đất rừng sản xuất.
Ủy ban nhân dân huyện đã và đang tiếp tục chỉ đạo Hạt kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND các xã tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nói chung; rà soát, kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các trường hợp tương tự đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, ổn định tình hình địa phương.
Ủy ban nhân dân huyện Con Cuông báo cáo để Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Sở Thông tin-Truyền thông, Sở NN&PTNT và Đài Phát thanh – Truyền hình Nghệ an được biết chỉ đạo, phối hợp để huyện thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện..l